Bạn đã từng nghe đến kỹ sư kết cấu. Kỹ sư kết cấu chỉ những người làm công việc thiết kế các sản phẩm của công trình nào đó. Hoặc có thể là thiết kế máy móc, máy bay, tàu vũ trụ,… Kỹ sư kết cấu bao gồm kỹ sư kết cấu xây dựng và kỹ sư kết cấu cơ khí. Kinh tế Việt Nam phát triển, kéo theo đó là sự phát triển của ngành xây dựng. Mà kỹ sư kết cấu lại là một nghề quan trọng trong ngành xây dựng. Do đó, cơ hội việc làm của kỹ sư kết cấu rất cao. Ở bài này, mình sẽ tập trung phân tích kỹ sư kết cấu xây dựng là gì, một ngành nghề khá “hot”. Bắt đầu nào.
Kỹ sư kết cấu xây dựng là gì?
Kỹ sư kết cấu xây dựng là người làm công việc thiết kế cho các công trình như căn hộ, tòa nhà, cầu đường, công trình đô thị,… Từ bản vẽ của kỹ sư thiết kế, các kỹ sư kết cấu sẽ lập nên bản thiết kế thi công chi tiết cho từng bộ phận của công trình, tương ứng với từng gói thầu thi công.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Kỹ sư cầu đường là gì? Triển vọng phát triển của ngành
- Kỹ sư công trình – Nhiệm vụ và những kỹ năng cần phải có
- Công việc của kỹ sư xây dựng và triển vọng phát triển
Kỹ sư kết cấu xây dựng phải đảm bảo chất lượng công trình được làm ra tốt nhất. Kết cấu móng, kết cấu dầm, kết cấu của các cột trụ,… là những thứ cần quan tâm khi thiết kế bất kỳ một công trình nào. Phải làm sao cho có sự liên kết giữa các yếu tố xây dựng với nhau để công trình đảm bảo an toàn.
Mô tả công việc của kỹ sư xây dựng mảng thiết kế:
- Phân tích kết cấu của các thành phần cơ bản trong công trình.
- Tính toán áp lực, sức căng, độ biến dạng mà mỗi thành phần sẽ phải chịu trong quá trình sử dụng của con người hay trước tác động của môi trường (thời tiết, động đất,…).
- Tính toán độ bền các loại vật liệu khác nhau như gỗ, bê tông, thép,… xem có phù hợp với kết cấu hay không.
- Phối hợp cùng các kỹ sư thiết kế khác để thống nhất về tính an toàn, tính thẩm mỹ của công trình.
- Kiểm tra các công trình những công trình nguy cơ sụp đổ. Tư vấn cách cải tạo (loại bỏ, sửa chữa một phần hay xây dựng lại toàn bộ).
- Cung cấp cho nhà thầu bản thiết kế, các thông số,… của từng công trình xây dựng.
Yêu cầu để hoạt động trong nghề
Các doanh nghiệp thường yêu cầu ứng viên phải các chuyên môn nhất định về nghề xây dựng. Để trở thành một kỹ sư kết cấu xây dựng, bạn phải tốt nghiệp các chuyên ngành xây dựng. Khi bạn có bằng chuyên môn Đại học trở lên, cơ hội tiến xa trong nghề này của bạn dễ dàng hơn.
Đối với kinh nghiệm làm việc, có nhiều công ty tuyển dụng vị trí thực tập sinh không yêu cầu kinh nghiệm. Đây là cơ hội tốt để bạn tích lũy kinh nghiệm, áp dụng chuyên môn của mình vào các công việc đơn giản. Sau khi có kinh nghiệm thì tiếp nhận công việc phức tạp hơn.
Các kỹ năng giúp bạn thành công trong nghề này
Ngoài việc nắm chắc kiến thức chuyên ngành xây dựng, để trở thành một kỹ sư kết cấu xây dựng thành công, bạn cần có các kỹ năng mềm khác. Kỹ năng mềm là một trong những nhân tố quan trọng, giúp bạn để lại ấn tượng với nhà tuyển dụng. Nó còn giúp bạn dễ dàng trong khi làm việc cùng với các kỹ sư và kiến trúc sư khác trong đội nhóm.
Tiếng Anh chuyên môn ngành xây dựng
Có thể bạn quan tâm:
- Nhà sàn Bác Hồ – Nơi lưu giữ trang sử hào hùng của dân tộc
- Cổng nhà đẹp ở nông thôn mà các chủ nhà không nên bỏ lỡ
Các công trình luôn hiện diện xung quanh cuộc sống của bạn. Do đó, bạn cần tìm hiểu từ vựng thuộc chủ đề xây dựng. Có vốn kiến thức về tiếng Anh chuyên môn không chỉ là một kỹ năng giúp bạn thành công. Mà có thể là yêu cầu bắt buộc của nhà tuyển dụng cho công việc này.
Với những cá nhân giỏi ngoại ngữ, họ có thể làm việc cho các công ty đa quốc gia. Lương của họ sẽ không tính bằng đơn vị đồng, mà là đô – la. Ngoài ra, tiếng Anh còn giúp họ cập nhật kiến thức và kỹ năng trên thế giới thông qua nghiên cứu nguồn tài liệu nước ngoài.
Kỹ năng về kỹ thuật
Một kỹ sư kết cấu xây dựng không đơn giản chỉ xây dựng các bản vẽ thiết kế. Họ còn phải hiểu bản vẽ, biết đọc bản vẽ. Và biết sử dụng các công nghệ kỹ thuật hỗ trợ trong quá trình thiết kế. Ví dụ như cách trình chiếu, giải thích các thông số kỹ thuật trong bản vẽ; mô phỏng bản vẽ trên máy tính. Những kỹ năng về kỹ thuật mà một kỹ sư kết cấu cần có bao gồm: Đọc hiểu bản vẽ thiết kế; Thành thạo các phần mềm thiết kế; Bóc tách khối lượng của bản vẽ;…
Kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp
Trong quá trình làm việc, bạn phải tiếp xúc và làm việc với rất nhiều người: các công nhân, các kỹ sư, các kiến trúc sư,… Đây cũng là nguyên nhân vì sao bạn phải có kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp. Kỹ năng này giúp bạn truyền đạt suy nghĩ, giải thích các thuật ngữ chuyên ngành khó hiểu dễ hơn. Giúp cho tiến độ công việc nhịp nhàng, không bị gián đoạn.
Trên đây là những thông tin về lĩnh vực kỹ sư kết cấu xây dựng, đây là một lĩnh vực nghề nghiệp đang hot trong thời gian qua. Mong rằng những thông tin trên sẽ mang lại nhiều điều hữu ích dành cho bạn nhé.