Kiến trúc nội thất & mỹ thuậtKỹ sư công trình – Nhiệm vụ và những kỹ năng cần...

Kỹ sư công trình – Nhiệm vụ và những kỹ năng cần phải có

Kỹ sư công trình là một vị trí thường dùng trong ngành xây dựng. Vậy kỹ sư công trình là gì? Hãy cùng mình hiểu rõ hơn về vị trí ngành nghề này qua bài viết sau đây nhé.

Kỹ sư công trình là gì?

Kỹ sư công trình hay còn có tên gọi khác là Site Engineer. Nhiệm vụ chính của một KSCT đó là giám sát và theo dõi tiến độ hoàn thành của công trình đúng với kế hoạch và thiết kế đặt ra trước đó.

Có thể bạn muốn xem thêm:

Site Engineer.
Site Engineer

Người KSCT sẽ dùng khả năng tính toán, tư duy của mình để biến những bản thiết kế trên giấy thành những ngôi nhà hay công trình đô thị mà chúng ta thấy trong đời sống hằng ngày.

Hiện nay, có rất nhiều vị trí mà bạn có thể chọn lựa như: KSCT đô thị, KSCT quân sự, KSCT thủy lợi …

Mô tả công việc kỹ sư công trình

Như công việc kỹ sư xây dựng vừa đề cập ở trên, có đa dạng vị trí KSCT với nhiều tính chất công việc khác nhau. Mặc dù vậy, xét về phương diện chung thì các kỹ sư công trình thường đảm nhận các công việc như:

Mô tả công việc kỹ sư công trình
Mô tả công việc kỹ sư

Dựa trên báo cáo điều tra về địa hình để phân tích và lên kế hoạch triển khai xây dựng.

Đánh giá, dự đoán các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình xây dựng.

Kiểm tra đất, địa hình khu vực, các chất liệu xây dựng và vật liệu phù hợp cho từng công trình.

Khảo sát mức độ thực hiện để chỉ đạo công nhân làm việc.

Đề xuất đặt thầu, báo cáo rủi ro và tính ước lượng nguồn vốn và nhân công xây dựng với chủ đầu tư hoặc khách hàng.

Xử lý các vấn đề trong quá trình điều hành tại công trường.

Có thể nói, công việc của KSCT là giám sát dự án từ khi bắt đầu để đảm bảo chất lượng thành quả khi hoàn thành.

Những kỹ năng cần có của một kỹ sư công trình

Mỗi một công việc đều cần bạn phải có những kỹ năng phù hợp để có thể làm tốt nhiệm vụ của mình. Đối với KSCTcũng vậy, cụ thể sẽ cần có các kỹ năng như:

Đọc bản thiết kế

Đây được xem là kỹ năng mà bất kỳ kỹ sư công trình nào cũng cần biết. Bởi lẽ, thông qua bản vẽ mà các nhà thiết kế có thể thể hiện được hết ý tưởng mà kiến trúc sư muốn truyền tải, biến nó thành những công trình hoàn hảo.

Dự toán ngân sách

Dự toán ngân sách
Dự toán ngân sách

Có thể bạn quan tâm:

Bên cạnh việc biết đọc bản vẽ thì KSCT cần biết tính toán số liệu nhân công và lượng vật liệu xây dựng phù hợp cho từng dự án. Kỹ sư cần có sự nhạy bén để có thể đưa ra các dự toán phù hợp, có độ chính xác cao.

Làm việc nhóm

Để có thể hiểu rõ thông điệp từ bản thiết kế cho tới hiện thực hóa dự án thì đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa kiến trúc sư và kỹ sư công trình. Sự phối hợp ăn ý giữa cả hai bên sẽ tạo ra được những công trình hoàn thiện và thành công.

Lập hồ sơ dự thầu và hồ sơ quyết toán

Ngoài những kỹ năng kể trên thì KSCT cần nắm rõ các công việc liên quan tới mức giá dự thầu, kiểm tra mã hiệu công việc, chuẩn bị hồ sơ cẩn thận, không để sai sót xảy ra.

Kỹ sư công trình nhận lương bao nhiêu?

Mức thu nhập của kỹ xư xây dựng hiện nay có sự dao động lớn. Tùy thuộc vào vị trí công việc – kinh nghiệm – trình độ chuyên môn cũng như loại hình công ty và loại công trình.

Với sinh viên mới ra trường, mức lương khởi điểm khoảng từ 6 – 8 triệu đồng/ tháng. Kỹ sư đã có kinh nghiệm từ 4 – 5 năm, thu nhập dao động từ 15 đến 30 triệu đồng/ tháng. Còn kỹ sư lành nghề, có thể đảm đương chỉ huy dự án lớn thì mức thu nhập hàng tháng có thể lên đến 40 – 50 triệu đồng.

Những kỹ sư đủ vốn và năng lực mở công ty xây dựng riêng, chắc chắn mức thu nhập sẽ cao hơn nhiều – phụ thuộc vào số lượng và quy mô dự án công trình nhận được.

Trong công cuộc xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển đất nước hiện nay, xây dựng là ngành đóng vai trò chủ đạo. Do đó, cơ hội việc làm ngành xây dựng là rất nhiều.

Thông qua bài viết này, mình đã giải thích cho bạn hiểu rõ hơn về khái niệm kỹ sư công trình là gì và những kỹ năng cần có khi làm công việc này. Hi vọng những kiến thức cẩm nang này sẽ giúp ích cho các bạn đã đang theo đuổi con đường này.

Xem Nhiều Nhất