Kiến trúc nội thất & mỹ thuậtNhà sàn Bác Hồ - Nơi lưu giữ trang sử hào hùng...

Nhà sàn Bác Hồ – Nơi lưu giữ trang sử hào hùng của dân tộc

Khi đến với Hà Nội, bất cứ ai cũng không nên bỏ qua Nhà sàn Bác Hồ. Đây không chỉ là nơi gắn liền với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà còn lưu giữ những dấu ấn hào hùng trong lịch sử của đất nước. Hãy tìm hiểu thêm thông tin về địa danh này qua bài viết dưới đây.

Nhà sàn Bác Hồ ở đâu?

Nhà sàn Bác Hồ là một trong những địa danh vô cùng nổi tiếng, tọa lạc tại trung tâm thành phố Hà Nội. Nơi đây nằm trong khuôn viên Phủ Chủ Tịch, rất phù hợp để người dân tham quan, chiêm ngưỡng.

Giờ mở cửa

Giờ mở cửa ở đây được quy định từ 7:30 – 10:30 đối với mùa hè và từ 8:00 – 11:00 đối với mùa đông. Vào những dịp lễ hoặc cuối tuần thì thời gian tham quan sẽ kéo dài thêm 30 phút.

Vì lượng khách tham quan rất lớn nên nhà sàn Bác Hồ sẽ đến khách hầu hết các ngày trong tuần, không kể thứ 2 và 6. Đặc biệt hoạt động cả vào những ngày lễ, tết. Người Việt sẽ được miễn phí tham quan còn đối với người nước ngoài sẽ thu mức phí là 25.00VND/người.

Phương tiện

Để đến được nhà sàn Bác Hồ bạn có thể sử dụng xe máy, các phương tiện công cộng nếu ở địa bàn Hà Nội. Hoặc cũng có thể thuê xe khách, xe taxi và đi theo đoàn nếu ở các khu vực khác.

Nhà sàn Bác Hồ là nơi ghi dấu những sự kiện lịch sử hào hùng 
Nhà sàn Bác Hồ là nơi ghi dấu những sự kiện lịch sử hào hùng

Đặc điểm

Có thể nói nơi đây là sự kết hợp hài hòa giữa không gian thiên nhiên tươi mát với ngôi nhà sàn có thiết kế đơn sơ, giản dị. Từ đó tạo nên một khung cảnh vô cùng thoải mái, thư giãn.

Đến với nhà sàn Bác Hồ, bạn không chỉ được thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên, không gian xanh mát. Mà quan trọng hơn là được tìm về những dấu ấn lịch sử oanh liệt của dân tộc, hiểu được những thói quen, nếp sống của Bác.

Đặc biệt nhà sàn này chính là nơi Bác dành hơn 10 năm cuối đời để sống, làm việc và cống hiến cho đất nước. Chính vì vậy, bạn có thể thấy được nét uy nghiêm, trầm mặc nhưng cũng rất giản dị, chất phác thông qua những cảnh quan và vật dụng được trưng bày.

Lịch sử hình thành nhà sàn Bác Hồ

Nhà sàn Bác Hồ có lịch sử hình thành khá lâu đời, gắn liền với những dấu mốc phát triển của lịch sử dân tộc. Trong đó có những cột mốc chính như sau: 

Từ năm 1954

Vào năm 1954 sau khi kết thúc cuộc chiến tranh chống Pháp, hòa bình được lập lại ở các tỉnh miền Bắc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định chia tay chiến khu Việt Bắc để trở về thủ đô Hà Nội. Cuối tháng 12, Bác đã chuyển đến khu phủ Chủ Tịch để sinh sống.

Việc xây dựng nhà sàn được bắt đầu từ chuyến đi thăm huyện Đại Từ thuộc tỉnh Thái Nguyên. Khi đó là tháng 3/1958, Bác đã bày tỏ mong muốn của mình rằng sẽ xây một ngôi nhà sàn kiểu Việt Bắc ngay trong khuôn viên Phủ Chủ Tịch.

Việc xây dựng được bắt đầu sau khi Bác gặp kiến trúc sư và bàn bạc kế hoạch xây dựng một ngôi nhà nhỏ cho một người có thể sinh hoạt và làm việc. Sau đó Bác quyết định xây nhà sàn ở khu vực gần bờ ao cá của khuôn viên, sử dụng chất liệu chính là gỗ.

Phong cách thiết kế của nhà sàn lấy cảm hứng từ khu vực Tây Bắc
Phong cách thiết kế của nhà sàn lấy cảm hứng từ khu vực Tây Bắc

Từ năm 1958

Đến 17/05/1958, nhà sàn chính thức hoàn thành vào đúng dịp gần ngày sinh nhật của Bác. Sau đó Bác đã sử dụng nhà sàn làm nơi ở kết hợp với làm việc và giải quyết nhiều công việc của đất nước. Trong đó nhà sàn được thiết kế vô cùng giản dị, đơn giản với nhiều cây cối bao quanh.

Bác đã sống và làm việc ở đây cho đến khi qua đời vào năm 1969. Sau đó Đảng và nhà nước đã quyết định giữ gìn các hiện vật của nhà sàn Bác Hồ nhằm mục đích lưu giữ giá trị văn hóa. Đồng thời cho phục dựng một ngôi nhà theo đúng nguyên mẫu để mọi người có thể đến tham quan và tìm hiểu.

Từ đó nhà sàn Bác Hồ dần trở thành một địa điểm tham quan thu hút đông đảo du khách cả trong và ngoài nước. Ngày nay nơi đây đã trở thành một di tích lịch sử cấp quốc gia quan trọng đồng thời cũng là niềm tự hào của người dân Việt Nam.

Kết cấu của nhà sàn Bác Hồ

Kết cấu chính của nhà sàn Bác Hồ dựa theo cách xây dựng của người dân Tây Bắc. Tuy bình dị, đơn sơ nhưng mang đậm dấu ấn và bản sắc của dân tộc.

Kết cấu bao gồm cảnh quan xung quanh nhà sàn

Nhà sàn Bác Hồ nằm trong lòng thành phố Hà Nội, được thiết kế đặt ở khuôn viên Phủ Chủ Tịch. Xung quanh nhà sàn có rất nhiều cây xanh bao phủ bên cạnh đó còn có hồ cá tự nhiên. 

Phần cổng vào được kết bằng những cành cây đan xen một cách tự nhiên. Xung quanh là những vườn hoa, hàng rào dâm bụt và cả các loài cây ăn quả. Cảnh quan này có tác dụng hiệu quả trong việc tạo nên vẻ xanh mát và thoáng đãng cho khuôn viên nhà sàn.

Chính vì vậy nơi đây có một không gian vô cùng yên tĩnh, thoáng mát, tạo ra cho người tham quan sự thư giãn và bình yên. Bên cạnh đó các hàng cây này luôn được chăm sóc và cắt tỉa cẩn thận, giống như sinh thời Bác vẫn thường hay làm.

Kiến trúc bên trong nhà sàn Bác Hồ

Kiến trúc bên trong được lấy cảm hứng từ những ngôi nhà sàn vùng  núi Tây Bắc – nơi mà Bác sống suốt những năm tháng kháng chiến ác liệt. Nhà được thiết kế với 2 tầng, trong đó tầng một rất thoáng, tầng hai chia làm 2 phòng ở dùng một vách ngăn mỏng làm giá sách.

Tầng một sẽ được Bác dùng làm nơi xử lý công việc, thường xuyên tiếp xúc với các cơ quan đầu ngành, Bộ Chính trị, các đoàn khách trong và ngoài nước. Hai phòng tầng trên có diện tích khoảng 10m2, dùng để giường, bàn ghế và máy đánh chữ.

Tầng một được Bác tận dụng là nơi làm việc và tiếp đãi đoàn khách
Tầng một được Bác tận dụng là nơi làm việc và tiếp đãi đoàn khách

Kiến trúc bên ngoài nhà sàn Bác Hồ

Bên ngoài, nhà sàn Bác Hồ được lợp mái ngói, có một khoảng sân khá rộng rãi. Tầm nhìn sẽ phóng ra hàng cây và khu vực ao cá. Trong đó khu vực ao cá là nơi Bác thường ra ngắm nghía và cho cá ăn sau những giờ làm việc. 

Có thể nói kết cấu nhà sàn của Bác vô cùng đơn giản, không cầu kì và sử dụng chính những chất liệu thô sơ nhất. Nhưng vẫn giữ được những nét đặc trưng rất riêng biệt mà không phải ở đâu cũng có. 

Ngày nay, nhằm phục vụ mục đích tham quan, nhà nước đã cho tiến hành tu sửa lại một phần kiến trúc nhưng vẫn đảm bảo giữ được nguyên những dấu ấn ban đầu. Đồng thời cho lắp đặt thêm một số trạm nghỉ chân, quầy bán nước giải khát và bán đồ lưu niệm cho khách du lịch mua sắm.

Ý nghĩa nhà sàn Bác Hồ

Nhà sàn là một trong những di sản văn hóa vật thể lớn, mang giá trị tinh thần sâu sắc của người dân Việt Nam. Gắn liền với đó là những ý nghĩa về mặt lịch sử, văn hóa và con người dân tộc.

Tuy chỉ là một căn nhà rất nhỏ và đơn sơ nhưng lại có thể phản ánh, phản chiếu được tất cả những nét đẹp trong lối sống của Bác. Đó là những phẩm chất cách mạng sáng ngời, hết lòng vì dân tộc và sự nghiệp cách mạng. Luôn có lối sống giản dị, cần kiệm và khiêm nhường.

Nhà sàn Bác Hồ mang ý nghĩa lịch sử và văn hóa sâu sắc 
Nhà sàn Bác Hồ mang ý nghĩa lịch sử và văn hóa sâu sắc

Đây cũng chính là đại diện cho người dân Việt Nam – những con người luôn sống, học tập và chiến đấu hết mình cho màu cờ sắc áo. Là những người luôn sống bình dị, đơn giản nhưng có lòng quyết tâm và ý chí, nghị lực phi thường.

Bên cạnh đó, nhà sàn còn mang ý nghĩa gắn liền với những sự kiện quan trọng của đất nước. Đặc biệt là những dấu mốc cải cách, chính sách phát triển, công cuộc thống nhất đất nước và cả cuộc kháng chiến chống Mỹ oanh liệt.

Một điểm nữa làm nên ý nghĩa đặc biệt của nhà sàn là bởi vì nơi đây đã đồng hành với Bác trong suốt những năm tháng cuối cùng của cuộc đời. Chứng kiến sự ra đi của một lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

Những điểm cần chú ý khi tham quan nhà sàn Bác Hồ

Chính bởi sự trang nghiêm và thành kính nên khi đến thăm quan nhà sàn Bác Hồ bạn cũng cần chú ý đến một số những điểm sau:

Trẻ em 3 tuổi không vào lăng

Bạn nên ghé vào lăng Chủ tịch để viếng thăm trước khi đến tham quan nhà sàn. Tuy nhiên đối với trẻ em dưới 3 tuổi thì chưa được phép vào trong lăng. Do đó bạn cần lưu ý đến điều này để tránh vi phạm quy định.

Chú ý lịch sự và giữ trật tự

Cần phải chú ý đi nhẹ nhàng, giữ gìn trật tự chung. Đồng thời tuân thủ quy định xếp hàng, chờ lượt. Không được cười đùa, nghịch ngợm trong khuôn viên khu tham quan để tránh gây ảnh hưởng đến người khác.

Quan tâm đến trang phục

Đồng thời cũng nên chú ý đến vấn đề trang phục. Không nên mặc quần áo, trang phục quá ngắn và phản cảm mà nên chọn các trang phục thể hiện sự lịch sử, trang nghiêm. Nếu trang phục của bạn quá phản cảm sẽ vi phạm vào quy định tham quan và không được vào bên trong khu di tích.

Tuân thủ theo quy định

Nếu đi tham quan theo đoàn hoặc có con nhỏ, trẻ em thì bạn cần phải đảm bảo quản lý và hướng dẫn trẻ thực hiện quy định đã đặt ra. Tránh trường hợp trẻ quậy phá, làm hỏng cảnh quan hoặc đồ vật trong khu tham quan.

Không quay phim, chụp ảnh

Nếu mang theo đồ đạc thì bạn cần gửi theo quy định, không được mang chúng vào khu vực tham quan. Đồng thời phải nghiêm túc tuân thủ việc cấm quy phim, chụp ảnh tại những khu vực cấm.

Tham quan vào hôm trời mát

Bạn nên đi tham quan vào những người thời tiết không quá nắng gắt hoặc mưa để có thể thăm thú toàn cảnh. Đồng thời nếu bạn không thích nơi đông người thì có thể không đến vào những ngày lễ tết hoặc cuối tuần. Vì đây là những thời điểm tập trung đông du khách tham quan nhất trong năm.

Kết luận

Tham quan nhà sàn Bác Hồ chắc chắn là một trải nghiệm vô cùng thú vị và không thể thiếu nếu có cơ hội đi Hà Nội. Khi đến đây bạn sẽ được tự mình cảm nhận không khí trang nghiêm, không gian thoáng mát, giản dị và làm sống lên trong mỗi con người lòng biết ơn, tình yêu quê hương đất nước sâu sắc.  

Xem Nhiều Nhất