Kinh tế phát triển kéo theo sự tăng trưởng mạnh mẽ của nhiều ngành nghề, trong đó có ngành xây dựng. Kỹ sư cầu đường vì thế trở thành một công việc thu hút nhiều bạn trẻ. Hãy cùng mình tìm hiểu cụ thể công việc kỹ sư cầu đường là gì và cần chuẩn bị những gì để có thể trở thành một người kỹ sư cầ đường thành công nhé!
Kỹ sư cầu đường là gì?
Kỹ sư cầu đường là người chịu trách nhiệm kỹ thuật cho các công trình xây dựng cầu cống và đường giao thông. Họ có nhiệm vụ khảo sát địa hình, địa chất, lập kế hoạch và đánh giá tính khả thi của dự án, thực hiện bản thiết kễ chi tiết, trực tiếp chỉ đạo, kiểm sát và thi công, chỉ đạo và kiểm soát dự án cầu đường.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Kỹ sư công trình – Nhiệm vụ và những kỹ năng cần phải có
- Công việc của kỹ sư xây dựng và triển vọng phát triển
- Kỹ năng của kỹ sư xây dựng cần phải có khi làm việc
Công việc cần phải thực hiện là gì?
Nhìn chung, trong lĩnh vực cầu đường, công việc chủ yếu được chia làm hai mảng chính đó là tư vấn thiết kế và giám sát thi công. Mỗi mảng công việc sẽ có những đặc thù riêng.
Kỹ sư tư vấn thiết kế
Những công việc của một kỹ sư cầu đường ở vị trí này đó là tư vấn thiết kế cầu đường chủ yếu nằm ở giai đoạn đầu tiên của dự án, gồm những công việc chuẩn bị cho việc thi công công trình. Cùng với đội ngũ kỹ sư địa chất, người kỹ sư tư vấn thiết kế có nhiệm vụ khảo sát địa hình và địa chất của dự án, từ đó có căn cứ và cơ sở để xây dựng bản thiết kế phù hợp và có tính khả thi cao với khu vực đó.
Khi nắm được nhu cầu và mong muốn của chủ đầu tư và khách hàng, kỹ sư tư vấn thiết kế cầu đường sẽ thực hiện bản vẽ chi tiết cho công trình, tư vấn phương án phù hợp với khách hàng và phối hợp với đội nhóm chỉnh sửa thiết kế, cho tới khi hai bên đạt được sự đồng thuận và duyệt bản vẽ.
Kỹ sư giám sát
Công việc của kỹ sư cầu đường tại vị trí giám sát bắt đầu khi dự án bước vào giai đoạn thi công. Họ là người lập bản kế hoạch chi tiết cho dự án theo từng giai đoạn cụ thể, từ việc bóc tách khối lượng vật tư, nguyên liệu cho tới quản lý tiến độ công trình, quản lý các nhà thầu phụ và chịu trách nhiệm cho toàn bộ việc thi công dự án cho tới khi hoàn tất nghiệm thu
Công việc chính của một kỹ sư giám sát là hướng dẫn, theo dõi kết quả, đánh giá chất lượng và điều chỉnh lại những hoạt động tại công trình của công nhân và nhà thầu phụ, nhằm đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật tối ưu cho dự án.
Làm sao để trở thành một KSCĐxuất sắc?
KSCĐ là một công việc không hề dễ dàng, ngoài khối lượng kiến thức chuyên sâu trong ngành kỹ thuật xây dựng, xây dựng dân dụng,… kỹ sư cầu đường còn phải thành thạo cách thực hiện một bản vẽ chi tiết, cách lập và quản lý dự án hiệu quả. Bên cạnh kiến thức chuyên môn, người làm kỹ sư phải trau dồi những kỹ năng làm việc như làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp,… giúp nâng cao hiệu quả công việc. Ngoài ra, với đặc thù công việc thường xuyên phải đi công tác, đi thực địa,… công việc KSCĐđòi hỏi người lao động phải có mọt sức khỏe tốt, chủ động và. năng động trong công việc.
Triển vọng việc làm KSCĐ tại Việt Nam hiện nay
Có thể bạn quan tâm:
- Nhà sàn Bác Hồ – Nơi lưu giữ trang sử hào hùng của dân tộc
- Cổng nhà đẹp ở nông thôn mà các chủ nhà không nên bỏ lỡ
Ngành xây dựng luôn là một trong những lĩnh vực có tốc độ phát triển cao nhất hiện nay với hàng loạt dự án liên tục được triển khai từ Bắc tới Nam, đặc biệt là xây dựng hạ tầng giao thông. Bởi vậy, thị trường tuyển dụng kỹ sư cầu đường luôn rộng mở đối với các ứng viên có kiến thức chuyên môn và mong muốn phát triển trong lĩnh vực này.
Mức thu nhập của một KSCĐ khá cao, dao động từ 9.000.000 đồng cho tới 25.000.000 đồng/tháng tùy theo năng lực và số năm kinh nghiệm. Khi có từ 4-5 năm công tác tại vị trí KSCĐcùng kinh nghiệm quản lý dự án dày dặn, bạn có thể ứng tuyển vào các các vị trí như Giám sát trưởng, Chỉ huy trưởng,… với mức đãi ngộ hấp dẫn hơn rất nhiều.
Bạn có thể tìm việc làm KSCĐ ở đâu?
Các thông tin tuyển kỹ sư cầu đường thường xuyên được đăng trên các hội nhóm ngành xây dựng, trang web các công ty. Hoặc bạn có thể truy cập vào các chuyên trang tuyển dụng uy tín để cập nhật nhanh nhất những tin tức tuyển kỹ sư xây dựng tại TP.HCM, tuyển KSCĐ trên 63 tỉnh thành trên cả nước nhé!
Hy vọng rằng, thông qua việc tìm hiểu chi tiết kỹ sư cầu đường là gì, công việc của một KSCĐcó vất vả không bạn đã có thêm kiến thức về việc làm kỹ sư xây dựng cầu đường.
Tổng hợp: kientrucxinh.net