Kiến trúc thế giớiTử Cấm Thành - Lối kiến trúc “độc nhất vô nhị” của...

Tử Cấm Thành – Lối kiến trúc “độc nhất vô nhị” của cố cung 

Tử Cấm Thành được xây dựng cách đây hàng trăm năm với quy mô vô cùng hoành tráng. Tuy nhiên bên trong nó ẩn chứa những bí mật vô cùng thú vị ít ai biết tới. Hãy cùng tìm hiểu về kiến trúc “độc nhất vô nhị” này nhé!

Đôi nét về công trình độc nhất vô nhị – Tử Cấm Thành

Tử Cấm Thành hay còn được gọi là Cố Cung (theo cách gọi ngày nay), nằm ngay giữa trung tâm thành phố Bắc Kinh trước đây. Đây chính là cung điện của các triều đại từ giữa nhà Minh đến cuối nhà Thanh. Thường được dùng để bàn việc nước của vua và các triều thần.

Quy mô và diện tích công trình 

Cố Cung công trình này là 720.000 m², bao gồm 800 cung và có 9.999 phòng. Do đó, năm 1987, UNESCO đã xếp chúng vào loại quần thể cổ bằng gỗ lớn nhất thế giới và đã được công nhận là Di sản thế giới tại Trung Quốc. 

Với nhiều tên gọi là Cung điện triều Minh hay triều Thanh tại Bắc Kinh hay Thẩm Dương. Khu Cố Cung này tọa lạc tại chính nam của Quảng trường Thiên An Môn. Có thể đi vào công trình này qua Thiên An Môn. Di tích này được Hoàng thành bao bọc xung quanh.

Công trình có hình chữ nhật, chiều Bắc – Nam dài 961 m và Đông – Tây lên tới 753 m. Kiến trúc này bao gồm 980 kiến trúc nhà ở với 8.886 phòng, được bao bọc xung quanh bởi tường cao 7.9 m và dày tới 6m, với hào sâu tới 52 m. Bốn góc xung quanh là 4 tòa tháp với kiểu mái phức tạp, tượng trưng cho Hoàng Hạc lâu và Đằng Vương các. Mỗi mặt tường có một cổng: Thần Vũ môn; Ngọ môn; Đông Hoa môn và Tây Hoa môn.

Các phần kiến trúc của Cố Cung 

Kiến trúc đặc biệt của Tử Cấm Thành khiến nhiều nhà nghiên cứu vô cùng ngạc nhiên, không chỉ ở sự quy mô mà còn với sức mạnh chống đỡ được các thảm họa tự nhiên tàn khốc như bão, động đất. Khu tổ hợp cung điện xa hoa này được thiết kế và xây dựng từ năm 1406 -1420, có chứa tới hơn 8.700 căn phòng.

Tuy nhiên, điều khiến họ “chấn động” là chúng được xây dựng không cần đến một cái đinh hay bất cứ giọt chất dính nào, nhưng kết cấu của những tòa nhà trong Cố Cung rất vững chãi. Chúng vẫn chống đỡ được hàng trăm trận động đất lớn nhỏ trong vòng 600 năm qua, đặc biệt là có thảm họa động đất lên đến hơn 9 độ Richter.

Hoàng Cung Trung Quốc được chia làm hai phần: Ngoại đình (hay còn gọi là Tiền triều) phía Nam dành cho các lễ nghi và khi Nội đình (tức Hậu cung) phía Bắc. Khu này là nơi ở của Hoàng đế và Hoàng thất, cũng là nơi các vị Hoàng đế cùng quan lại họp bàn việc triều chính hàng ngày. 

Những nét kiến trúc độc nhất vô nhị tại hoàng cung Trung Quốc
Những nét kiến trúc độc nhất vô nhị tại hoàng cung Trung Quốc

Tử Cấm Thành được xây dựng vào thời gian nào?

Như đã nói, hoàng cung bậc nhất Trung Quốc được xây dựng dựa trên câu chuyện thần thoại có tên gọi là “Tử vi tiên”. Câu chuyện kể rằng có một nơi gọi là Tử Vi cung (một cung điện có màu tím) tọa ở của Ngọc hoàng cùng các vị thần tiên. Tại nơi nay, các vị Hoàng đế được gọi là thiên tử và Tử Vi cung mới đủ uy nghiêm xứng với ông.

Vì thế các hoàng đế Trung Quốc cho rằng Tử Cấm Thành là biểu tượng về quyền lực. Công trình này được xây dựng và hoàn thành trong 15 năm (1406 – 1420) với sự góp sức từ 1 triệu nhân lực. Như vậy, Hoàng Cung Trung Quốc tính đến nay đã được hơn 600 tuổi.

Cố Cung được xây vào năm 1406, tức vào triệu đại Minh Thành Tổ – Chu Đệ. Ông là con trai của vị hoàng đế Chu Nguyên Chương. Chu Đệ nổi tiếng là người có tài năng xuất chúng hơn người, kiệt xuất và lỗi lạc.

Chu Đệ cướp ngôi vua của cháu họ mình Doãn Văn và đăng quang làm hoàng đế. Vì muốn củng cố quyền cho mình, Chu Đệ đã ra lệnh cho quần thần xây dựng một cung điện nguy nga, tráng lệ bậc nhất từ trước đến nay, thậm chí quy mô của nó phải khiến cho hậu thế phải kính nể.

Sự hùng vĩ và hoành tráng mà Cố Cung Trung Quốc tạo nên
Sự hùng vĩ và hoành tráng mà Cố Cung Trung Quốc tạo nên

Tử Cấm Thành tọa lạc ở đâu? 

Hoàng Cung Trung Quốc được đánh giá một công trình có quy mô hoành tráng của thế giới. Chính vì thế mà Cố Cung được nằm ở trung tâm của Bắc Kinh cũng là thủ đô Trung Quốc. Nơi đây tọa lạc ở khu vực phía Bắc của quảng trường Thiên An Môn. Vì vậy, nhiều người khi đến với Trung Quốc đều muốn đặt chân đến đây một lần.

Ý nghĩa của công trình bậc nhất lịch sử Trung Quốc 

Tên gọi Tử Cấm Thành được gọi do  chữ “Tử” trong Tử Vi cung hay là Thiên Tử mang ý nghĩa là con trời. Đây chính là nơi Thiên đế ở, chính là Tử Vi cung, mà nơi ở của con trời cũng được thêm chữ “Tử”. Còn chữ “Cấm Thành” có nghĩa là khu vực nghiêm cấm dân thường ra vào.

Nổi bật với màu sắc sơn son thếp vàng, hình rồng phượng chạm trổ tinh tế, sống động tạo cảm giác về sự xa hoa uy quyền. Cố Cung được bao bọc bởi một đường hào sâu và các tường thành chắc chắn với các tháp có người canh giữ. Theo văn hóa Trung Quốc, con rồng tiêu biểu cho quyền vua và vua chính là” chân long thiên tử”. 

Thực tế, Cố Cung vẫn cho người thường ra vào. Nhưng theo quy định chỉ có 6 loại người dưới đây mới có thể ra vào nơi đây theo thời gian và nơi quy định:

  • Đàn ông: Chỉ có người dọn tuyết, người đưa than hoặc đưa phân.
  • Phụ nữ: Vú nuôi của hoàng tử – thái tử, công chúa, bà đỡ hoặc nữ lang y.

Ý nghĩa của nền kiến trúc Cố Cung bậc nhất Trung Quốc
Ý nghĩa của nền kiến trúc Cố Cung bậc nhất Trung Quốc

Nét độc đáo hiếm có trong kiến trúc của Tử Cấm Thành

Địa điểm này không chỉ là một di tích chứa đựng văn hóa hàng nghìn năm mà hơn hết, đây là nơi lưu giữ những nét kiến trúc đặc trưng của Trung Hoa thời phong kiến. Với nét kiến trúc cổ kính độc đáo, có thể nói Tử Cấm Thành của Trung Quốc là là một địa điểm du lịch vô cùng thu hút khách du lịch, mỗi khi đặt chân đến thành phố Bắc Kinh Trung Quốc. 

Lối kiến trúc Trung Hoa cổ đại độc đáo 

Tử Cấm Thành xây dựng theo lối kiến trúc cổ Trung Hoa theo trục Bắc – Nam, xung quanh đều là tường cao hào rộng để ngăn cản người bên ngoài xâm nhập vào. Cố Cung xây dựng theo hình chữ nhật và dựa theo học thuyết “trời tròn đất vuông”. Có nghĩa là mặt hướng về phía Nam nhìn ra cổng Thiên An Môn, đây cũng là cổng chính vào.

Với diện tích hơn 250.000 m2, địa điểm nguy nga này là một tổ hợp cung điện gồm 9.999 phòng. Xung quanh được bao bọc bởi bức tường thành cao 11m, dài 3.200m với hào sâu, cùng 4 vòng gác ở 4 góc thành, có tới 4 cổng chính dẫn vào thành. Tất cả mọi kiến trúc xuất hiện đều được quy tụ chung thành ba điện: Thái Hòa, Trung Hòa, Bảo Hòa. Bên cạnh đó, chúng được chia hai khu là: Ngoại triều và nội triều.

Tử Cấm Thành tổng thể hoành tráng và nguy nga 

Tất cả mọi công trình hoàng cung đều được chạm khắc hoành tráng, tỉ mỉ, nguy nga với những chất liệu quý hiếm. Đặc biệt là trần nhà bên trong các khu điện Bảo Hòa được coi là kiệt tác bậc nhất của nghệ thuật kiến trúc Trung Hoa. 

Đặc biệt, các vật dụng trong điện Thái Hòa của Tử Cấm Thành đều sử dụng nhiều hình tượng rồng, phía trên có gần 13.000 con rồng. Đặc biệt, ngai vàng của vua được đặt trên bục gỗ, khi nhìn từ trong ra ngoài từ trên xuống dưới có tất cả 12.654 hình con rồng uốn lượn với nhiều tư thế ngay chính giữa điện Thái Hòa.

Nét độc đáo hiếm có trong công trình Cố Cung Trung Quốc
Nét độc đáo hiếm có trong công trình Cố Cung Trung Quốc

Các khu vực có trong cố cung cụ thể 

Tử Cấm Thành hơn 800 cung điện và có tới 9999 phòng và các công trình khác nhau nên khi tham quan. Du khách có thể lựa chọn những công trình nổi bật nhất đến đến khám phá và tìm hiểu trong Cố Cung.

Bảo tàng Tử Cấm Thành

Khi đến dạo chơi khu vực Tử Cấm Thành, bạn đừng quên ghé đến khu bảo tàng này. Bên trong bảo tàng có trưng bày rất nhiều những bảo vật cổ quý hiếm, các bộ sưu tập trang sức hay các trang phục cổ xưa của các hoàng đế vương tôn vô cùng đồ sộ và vô giá. 

Đặc biệt nhất là bộ sưu tập đồng hồ cơ từ thế kỉ 18-19 lớn nhất thế giới. Số lượng tại bảo tàng lên tới hơn 1000 chiếc đồng hồ được chế tác tại Trung Quốc và thế giới.

Điện Thái Hòa

Khi đến tham quan Tử Cấm Thành du khách sẽ thấy được khu vực này uy nghi lộng lẫy nhất trong toàn bộ công trình. Với những công trình quan trọng nhất của Cố Cung, nơi đây thể hiện sự quyền lực và uy quyền của Hoàng đế. Cố Cung là nơi họp bàn chuyện triều chính, tiếp đãi những sứ thần các nước và các nghi lễ long trọng của triều đình.

Tiền triều và Hậu Cung

Đây là 2 khu vực quan trọng của Tử Cấm Thành. Khu Tiền triều hay còn gọi là ngoại đình nằm ở phía Nam của Cố Cung, nơi này là địa điểm dành tổ chức các nghi lễ cung đình. Hậu cung thì được gọi là nội đình nằm ở phía Bắc, địa điểm này là nơi ở của Hoàng đế, Hoàng thất và các phi tần.

Cửa Ngọ môn, Thái Hòa

Cửa Ngọ Môn là cửa chính để vào trong Cố Cung, bao gồm năm vòm cửa. Trong đó, lối đi chính giữa chỉ thuộc về Hoàng đế, hai cửa hai bên dành cho quan lại triều đình, ngoài cùng là dành cho các cận vệ, nô tì. 

Cửa Thái Hòa là cửa lớn của 3 điện lớn thuộc Tử Cấm Thành. Tại đây được chia thành 7 gian được dựng trên một nền đá cao. Ở 2 bên của cửa, có con sư tử đồng nhằm làm tôn thêm vẻ uy nghiêm của nét kiến trúc và sức mạnh của Thiên triều.

Ngự Hoa Viên của Tử Cấm Thành 

Khi tham quan Cố Cung, đến với khu vườn này bạn sẽ bắt gặp những đài, lầu, đình, các đặt khắp khu vườn hoa đẹp, làm nơi nghỉ ngơi hóng mát bên cạnh những bờ hồ rất thơ mộng.

Ngự Hoa Viên hay còn được nhiều người gọi là khu Vườn Thượng Uyển. Đây cũng là một công trình độc đáo và nguy nga. Mang cho mình diện tích lên tới 11.000 mét vuông và là nơi thưởng ngoạn dạo mát của vua cùng phi tần ngày xưa. 

Cung Càn Thanh

Vẻ đẹp Tử Cấm Thành không chỉ được người biết đến bố cục độc đáo của tổng thể công trình mà còn từ những chi tiết sắc sảo trong cách bày trí cung điện. Điển hình nhất chính là Cung Càn Thanh hay nơi ở của hoàng đế. Ngoài ra, đây còn là nơi tiếp các quan đại thần và giải quyết chuyện chính sự. 

Bày trí nội thất bên trong các cung được trang trí và sắp xếp rất xa hoa lộng lẫy, kỹ lưỡng tùy vào địa vị của chủ nhân cung đó. Ngoài ra, nội thất còn tùy thuộc vào sự sủng ái của hoàng đế đối với vị phi tần đó.

Những khu vực không thể bỏ lỡ khi đặt chân tới Tử Cấm Thành
Những khu vực không thể bỏ lỡ khi đặt chân tới Tử Cấm Thành

Tổng kết

Qua đây có thể thấy, Tử Cấm Thành không chỉ là một công trình lịch sử chứng kiến những thời khắc hùng vĩ của Trung Quốc mà còn mang giá trị văn hóa to lớn với người dân đất nước này. Vì thế nếu có dịp ghé thăm đất nước này, đừng bỏ lỡ cơ hội ghé thăm và khám phá những bí ẩn của Cố Cung nhé!

Xem Nhiều Nhất