Kỹ thuật xây dựngTòa nhà Quốc hội - Lịch sử và những nét kiến trúc...

Tòa nhà Quốc hội – Lịch sử và những nét kiến trúc đặc sắc

Tòa nhà Quốc hội là nơi làm việc của những cán bộ lãnh đạo cấp cao của bộ máy nhà nước, được xem như là cơ quan đầu não quốc gia. Bạn có lẽ thắc mắc về nơi làm việc này của các lãnh đạo nước ta phải có gì đó đặc biệt đúng không? Vậy trong bài viết này, chúng ta hãy khám phá và tìm hiểu những thông tin liên quan đến tòa quốc hội cùng những hoạt động diễn ra tại tòa nhà này.

Chi tiết thông tin cần biết về tòa nhà Quốc hội

Tòa nhà Quốc hội là nơi tổ chức các cuộc họp quan trọng bất chợt hoặc thường niên của Quốc hội, của Ủy ban thường vụ Quốc hội và là nơi tổ chức gặp gỡ với những cán bộ cấp cao trong công tác đối ngoại. Nơi đây cũng là nơi tổ chức các sự kiện trọng đại, có ý nghĩa lớn lao đối với đất nước.

Tòa nhà Quốc hội được khởi công xây dựng vào giai đoạn năm 2009. Sau hơn 5 năm xây dựng, đến năm 2014 thì tòa nhà này bắt đầu được đưa vào sử dụng phục vụ cho các hoạt động cấp cao của Quốc hội nhà nước Việt Nam. Thực tế, công trình này được bắt đầu lên ý tưởng từ giai đoạn năm 1999 đến năm 2009. Vậy là đã mất đến 15 từ  lúc lên ý tưởng đến khi được đi vào sử dụng. 

Chi tiết thông tin cần biết về tòa nhà Quốc hội
Hình ảnh tòa nhà Quốc hội ngay tại đường Độc Lập

Vậy nên, công trình này được xem như là một trong những công trình kiến trúc độc đáo và phức tạp bậc nhất của Việt Nam sau giai đoạn thống nhất, phát triển đất nước. Được tích hợp là kiến trúc hiện đại và các giải pháp công nghệ cực kỳ tiên tiến, phức tạp phục vụ cho các phiên họp dài hơi của Quốc hội cũng như đại biểu các quốc gia tham dự.

Địa điểm đặt tòa nhà của Quốc hội ở đâu?

Là một công trình kiến trúc có ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị, tòa nhà Quốc hội đặt ở khu trung tâm chính trị Ba Đình. Tọa lạc ngay trên tuyến đường Độc Lập, nhìn ra chính là quảng trường Ba Đình lịch sử, tòa nhà này còn được gọi với cái tên là Hội trường Ba Đình mới. 

Tòa nhà được thiết kế độc đáo với hướng nhìn ra là Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, luôn thể hiện việc xem Bác như là tấm gương sáng ngời trong công tác xây dựng Đảng, Quốc hội và nhà nước Việt Nam trong sạch, vững mạnh. Tòa nhà Quốc hội còn nằm ngay cạnh bên khu di tích khảo cổ 18 Hoàng Diệu. 

Từ sau khi hoàn thành công trình kiến trúc này, nhà Quốc hội đã cùng với hệ thống kiến trúc xung quanh tạo nên một trong những khu vực quan trọng bậc nhất cả về ý nghĩa chính trị lẫn văn hóa, lịch sử và truyền thống. 

  • Khu bảo tàng Hồ Chí Minh
  • Lăng Bác
  • Khu di tích chủ tịch 
  • Phủ Chủ Tịch 
  • Khu di tích khảo cổ 
  • Nhà Quốc hội
  • Khu Thành Cổ Hà Nội
  • Chùa Một Cột

Sự kết hợp này tạo nên một quần thể kiến trúc cực kỳ độc đáo, mang lại những ý nghĩa quan trọng đối với dân tộc Việt Nam. Ngoài ra còn là khu đáp truyền thụ những ý nghĩa văn hóa, tinh thần, tư tưởng đối với người dân Việt Nam cũng như là mang đến những cái nhìn tích cực trong mắt bạn bè quốc tế.

Những không gian bên trong tòa nhà Quốc hội

Chắc hẳn nhiều bạn quan tâm và thắc mắc về bên trong nơi làm việc của cơ quan đầu não Quốc gia thì có gì? Trong nhà Quốc hội được chia thành các khu và các hội trường riêng biệt phục vụ cho các công tác hoạt động cấp cao của cán bộ nhà nước. 

Hội trường Diên Hồng

Hội trường Diên Hồng
Hội trường Diên Hồng tại tòa nhà Quốc hội

Là phòng họp Quốc hội đặt tên theo hội nghị Diên Hồng lịch sử, nơi đây là kết cấu độc đáo theo hình tròn với đường đường kính trên và đường kính dưới lần lượt vào khoảng 54 mét và 44 mét. Hội trường Diên Hồng có quy mô lớn khi sức chứa lên đến gần 1000 người, bao gồm các vị trí khác nhau dành cho những người có chức vụ đặc biệt.

Khoảng 600 chỗ trong hội trường là dành cho các đại biểu Quốc hội có mặt và tham gia trong buổi họp, gần 400 chỗ ngồi là dành cho cơ quan báo chí, đại diện truyền thông và những khách mời danh dự đến cuộc họp. Thiết kế bàn họp vòng với 5 ghế trung tâm và những ghế xung quanh. Tại vị trí chính giữa là dành cho Chủ Tịch Quốc Hội.

Phòng họp Tân Trào

Phòng Tân Trào là phòng họp đặc biệt dành cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Nơi đây còn được gọi với cái tên là Quốc dân Đại Hội Tân Trào. Không gian phòng không rộng như hội trường Diên Hồng nhưng nơi đây lại mang một ý nghĩa rất riêng. Với thiết kế trong một căn phòng rộng, có bàn tròn chính giữa và không quá nhiều ghế.

Phòng họp Tân Trào
Phòng họp Tân Trào

Phòng họp Tân Trào phục vụ cho các cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội, thường không có nhiều khách mời và một số lượng phóng viên, báo chí nhất định tham dự. Thêm vào đó, tất cả những cán bộ đến dự sẽ ngồi trong bàn tròn, mỗi hướng sẽ được lắp đặt một màn hình vi tính hiện đại phục vụ các công tác của cuộc họp.

Phòng Báo chí Tòa nhà Quốc hội

Nếu phòng họp Tân Trào không có chỗ ngồi cho báo chí, truyền thông hay đại diện đoàn thể tham dự thì phòng Báo chí lại phục vụ riêng cho công tác này. Với hơn 300 chỗ ngồi cho giới truyền thông tác nghiệp. Tuy vậy, một bộ phận truyền thông vẫn đánh giá không cao do không đủ chỗ ngồi cho phần lớn nhà báo tham dự.

Vậy nên, hiện nay một số phóng viên đã kiến nghị với Văn phòng Quốc hội với nguyện vọng được tạo những điều kiện thuận lợi hơn giúp họ tác nghiệp dễ dàng trong công tác truyền thông. Như vậy, có thể việc cải tạo hoặc nâng cấp, tìm ra các biện pháp sẽ làm thay đổi kết cầu của Phòng báo chí trong tương lai.

Các khu vực khác

Bên cạnh 3 khu điển hình là hội trường Diên Hồng, Phòng báo chí và phòng họp Tân Trảo thì trong khu vực nhà Quốc hội còn được thiết kế với những kiến trúc khác. Có thể kể đến một vài khu vực khác như:

  • Khu làm việc của cán bộ lãnh đạo cấp cao trong Quốc Hội
  • Phòng truyền thông đặc biệt của Quốc Hội
  • Phòng họp và phòng làm việc dành cho lãnh đạo văn phòng Quốc hội, hội đồng dân tộc.
  • Khu khánh tiết: sảnh, hội đảm, phòng khách quốc tế, phòng tiếp đón đại biểu và nhân dân.

Những bố trí về nội và ngoại thất của tòa nhà Quốc hội

Công trình tòa Quốc Hội với 15 năm từ lên ý tưởng đến đi vào hoạt động được xem như kiến trúc tiêu biểu của nước ta trong thời kỳ đổi mới. Vậy hãy tìm hiểu xem nội và ngoại thất của nhà Quốc hội có gì đặc sắc?

Về Nội thất nhà Quốc hội

Hệ thống kiến trúc đồ sộ với hơn 540 phòng và chiều cao trung bình 39 mét. Bạn có thể xem qua những đặc điểm nhất định về nội thất trong nhà Quốc hội như sau:

Những bố trí về nội và ngoại thất của tòa nhà
Phòng báo chí tòa nhà Quốc hội

  • Số tầng: nhà Quốc hội có 7 tầng. Trong đó 2 tầng cuối sử dụng như tầng hầm và chúng ta từ xa chỉ nhìn thấy là 5 tầng mà thôi. Với 12 thang máy bên trong các tầng phục vụ công tác đi lại.
  • Diện tích: tổng diện tích sàn hơn 63 nghìn mét vuông
  • Khối tòa  nhà: Với 2 khối chính, bao gồm khối bao quanh và phòng họp.
  • Số lượng phòng họp: Có hơn 80 phòng họp phục vụ các công tác khác nhau, đảm bảo đáp ứng kịp thời.

Bên dưới các phòng họp quốc hội còn có một khu vực được gọi là Đại sảnh. Nơi đây là nơi phục vụ tiếp đón khách mời. Bên cạnh đó còn sử dụng để tổ chức các nghi lễ cấp cao của nhà nước. Tại khu vực đại sảnh có hơn 12 tháng cuối các loại, từ tầng 1 đến tầng 3 đều áp dụng thang cuốn. Từ các tầng khác thì có thể sử dụng thang máy để di chuyển.

Ngoài ra, nội thất của nhà Quốc hội còn được thiết kế với mái lắp kính tạo ra cảm giác tự nhiên và không gian thoáng đãng. Tại bên ngoài nhìn có thể thấy mặt kính tạo thành hình giếng đón ánh nắng tự nhiên, tạo cảm giác ấm áp nhưng cũng có phần che khi cần thiết.

Về ngoại thất của tòa nhà Quốc hội

Ngoại thất của tòa nhà được sử dụng với đá tự nhiên, màu be, và kim loại, gỗ, kính trong suốt. Ngoại thất của nhà Quốc hội còn có quốc huy Việt Nam bằng đồng nguyên chất. Hình ảnh quốc huy nước Việt Nam được treo giữa mặt tiền của tòa nhà và nặng đến 2,5 tấn. 

Các tiền sảnh của tòa nhà quốc hội và quảng trường Bắc Sơn của tòa nhà này được lát với hàng trăm nghìn tấn đá Granite. Với loại đá chống trơn, sang trọng nhưng đảm bảo an toàn cho các nguyên thủ, cán bộ và lãnh đạo cấp cao di chuyển. Các khối đá được khai thác từ khu vực Bình Định trong suốt nhiều năm.

Tòa nhà Quốc hội diễn ra những hoạt động gì?

Nhiều bạn có thắc mắc liệu nhà Quốc hội diễn ra những hoạt động gì? Vậy chúng ta hãy tìm hiểu xem những hoạt động ở quy mô nào và thường có sự kiện gì? 

Tòa nhà Quốc hội diễn ra những hoạt động gì?
Mặt tiền từ trước của tòa Quốc Hội

  • Là nơi gặp gỡ các nguyên thủ từ các quốc gia khác: nhà Quốc hội chính là đại diện cho bộ mặt của nhà nước ta trong mắt các nguyên thủ đến từ các quốc gia khác. Khi đến Việt Nam, họ có thể được tiếp đón nồng nhiệt, trang trọng tại nơi đây.
  • Tòa nhà Quốc hội diễn ra các kỳ họp, phiên họp quan trọng: hàng năm, nhà Quốc hội chính là nơi diễn ra, tổ chức các hoạt động, sự kiện quan trọng, có ý nghĩa lớn lao đối với hoạt động bên trong và ngoài nước. Đây là nơi các cán bộ cấp cao của Quốc hội làm việc.
  • Là nơi diễn ra các hoạt động thông cáo báo chí: Thường niên trong các phiên họp, tại nhà Quốc hội chính là nơi mà phóng viên, nhà báo đưa tin mới nhất về quyết định của quốc hội.

Chức năng chính tòa nhà dành cho Quốc hội

Tòa nhà Quốc hội có chức năng quan trọng trong hệ thống điều hành bộ máy nhà nước. Bên cạnh các quyết định tối cao thì còn là đại biểu cho hình  ảnh dân tộc, đưa nhân dân và các lãnh đạo quốc gia gần gũi hơn. Là hình ảnh biểu tượng trong việc xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng đổi mới.

Lời kết

Tòa nhà Quốc hội là công trình với hơn 15 năm ấp ủ và thiết kế chính là nơi làm việc của những cán bộ cấp cao nhà nước ta. Bạn có thể đến đây tham quan vào những dịp cố định trong tuần và khám phá các quần thể kiến trúc xung quanh.

Xem Nhiều Nhất