Kiến trúc thế giớiNgành kiến trúc - Định nghĩa, cơ hội việc làm phong phú

Ngành kiến trúc – Định nghĩa, cơ hội việc làm phong phú

Ngành kiến trúc theo như những gì chúng tôi tìm hiểu được là một ngành đặc thù không phải ai cũng có khả năng theo học được. Học sinh và sinh viên sẽ thấy các môn học chủ yếu là thiên về yếu tố nghệ thuật, sáng tạo. Thế nhưng sau khi ra trường cơ hội việc làm đến với bạn sẽ rất phong phú. Cùng chúng tôi đi tìm hiểu sâu hơn về ngành này thông qua nội dung của bài sau.  

Giải đáp ngành kiến trúc là gì?

Kiến trúc là ngành học vô cùng đặc biệt khi nằm ở giữa hai lĩnh vực là kỹ thuật và nghệ thuật, đòi hỏi người học cần phải có sự chăm chỉ cùng khả năng tư duy tốt, tâm hồn bay bổng như những nghệ sĩ thực thụ. Công việc của một kiến trúc sư đơn giản chỉ là thiết kế mặt bằng, không gian, hình thức, cấu trúc công trình và cung cấp giải pháp về kiến trúc nhưng thực tế thì không phải ai cũng làm được.

Ngành kiến trúc luôn mang đến cho những học sinh và sinh viên cái nhìn đa chiều hơn về lĩnh vực xây dựng nói chung, kiến trúc nói riêng từ đó vươn xa hơn trên con đường xây dựng sự nghiệp của mình. So với những ngành nghề khác thì ngành này mở ra một cơ hội việc làm tốt hơn và phong phú hơn cho các bạn sinh viên sau khi đã tốt nghiệp ra trường, điều mà những bạn học các ngành khác đang phải đau đáu ở trong lòng.

Ngành kiến trúc mang đến cho học sinh, sinh viên cái nhìn đa chiều
Ngành kiến trúc mang đến cho học sinh, sinh viên cái nhìn đa chiều

Tại sao nên chọn theo học ngành kiến trúc?

Trên thực tế có rất nhiều ngành học khác nhau cho bạn tha hồ lựa chọn, tuy nhiên nếu có máu nghệ thuật và thích tạo nên những điều mới lạ thì bạn nên học ngành kiến trúc. Ngoài ra bạn cũng nên theo học bởi một số nguyên nhân cụ thể như sau:

Quan tâm đặc biệt đến những vấn đề liên quan môi trường

Bạn dành sự quan tâm đến môi trường xung quanh mình thì nên lựa chọn theo học ngành này, từ đó bản thân có thể cảm nhận cũng như hiểu được nguồn năng lượng khác nhau xuất phát từ môi trường. Có thể nhận thấy sự ràng buộc với đối tượng, công trình và không gian giống như bạn tiếp xúc với tất cả những người xung quanh mình. Có môi trường thậm chí ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn mà không thể lý giải một cách rõ ràng được.

Bạn sẽ hiểu rõ được chính bản thân mình cụ thể là thế nào

Bạn thấy bản thân sở hữu tính cạnh tranh, linh hoạt, kỷ luật, năng động hay thực sự thích làm việc, biết được bản thân cần gì cũng như muốn gì nếu đang mất phương hướng một cách nghiêm trọng. Khi đã có được đam mê và sự nhiệt huyết thì bạn sẽ sẵn sàng để có thể thành công, không ngại thức khuya dậy sớm bỏ thời gian và công sức để có thể gặt hái được thành công vang dội ngất về mình.

Truyền cảm hứng học tập bởi các giảng viên và cố vấn học tập

Hầu hết những người theo ngành kiến trúc từng trải đều hiểu rất rõ quá trình họ đã trải qua, những mật ngọt cũng như những đắng cay trên con đường gây dựng sự nghiệp của mình. Và chắc chắn họ không ngại việc chia sẻ bí quyết cũng như những cảm hứng học tập để khơi gợi ngọn lửa đam mê bùng cháy trong lòng những học sinh và sinh viên, đây là chìa khóa dẫn tới thành công nhanh chóng nhất.

Ngành kiến trúc giúp bạn yêu thích những kế hoạch và dự án

Bạn rất muốn làm việc có tổ chức và thích sắp xếp mọi thứ thông qua những giai đoạn: Bắt đầu, trung gian, kết thúc và tự hào tiến trình đó cũng như thấy thật sự hứng thú vào mỗi giai đoạn thực hiện. Qua đó bạn cũng thường xuyên xem đi xem lại chi tiết và hình ảnh quan trọng dự án, một vài dự án có thể kéo dài vài năm hay một số khác bị dừng lại quá đột ngột. Nhưng dù thế nào khi hoàn thành trọn vẹn dự án bạn sẽ cảm thấy cực kỳ hài lòng. 

Có đam mê tạo dựng cuộc sống mới cho những con người

Bạn đam mê tìm hiểu con người, văn hóa và bản sắc dân tộc, đây là niềm cảm hứng bất tận để có thể gặt hái được thành công. Bạn sẽ tự hỏi những câu như: Sự khác nhau những người quanh là gì? Cuộc sống của mọi người đang diễn ra khác biệt thế nào? Những điều kiện địa lý, khí hậu ảnh hưởng đến họ ra sao? Bằng cách nào kinh tế, tôn giáo và tín ngưỡng thay đổi điều kiện sống?…Sau đó bạn tìm hiểu nguyên lý về cách kiến ​​trúc bị ảnh hưởng. 

Ngành kiến trúc giúp bạn yêu thích những kế hoạch và dự án
Ngành kiến trúc giúp bạn yêu thích những kế hoạch và dự án

Chương trình đào tạo ngành kiến trúc thế nào?

Ngành kiến trúc bao gồm tất tần tật các môn học từ cơ bản cho đến nâng cao, đi sâu vào chuyên môn kết hợp với những trải nghiệm thực tế giúp sinh viên có thể nắm rõ được những việc cần thực hiện cũng như những việc cần làm. Tham gia học các bạn sẽ được tham gia vẽ ngoại cảnh, điêu khắc đến khảo sát công trình thực tế, ngoài ra còn có các chương trình chuyên đề đặc biệt giúp sự phát triển tư duy và kỹ năng được cải thiện nhanh chóng:

Khối kiến thức về ngành học cơ bản nhất

  • Cơ sở diễn hoạ kiến trúc
  • Kiến trúc nhập môn
  • Hình học họa hình
  • Bố cục tạo hình
  • Mỹ thuật
  • 20 tín chỉ Tiếng Anh
  • Khối Kiến thức chuyên ngành

Nguyên lý cần biết khi thiết kế nhà ở – công cộng

  • Khảo cứu những kiến trúc cổ
  • Cấu tạo kiến trúc
  • Kỹ thuật thi công
  • Tin học ứng dụng: Revit, Autocad, Sketchup, 3d Max…
  • 3 đồ án thiết kế nhanh
  • 2 đồ án dành cho nhà ở
  • 4 đồ án dành cho công cộng
  • 1 đồ án thiết kế đô thị
  • Đồ án tiền tốt nghiệp
  • Đồ án tốt nghiệp

Khối kiến thức rèn luyện các kỹ năng

  • Kỹ năng diễn hoạ
  • Kỹ năng tư duy sáng tạo
  • Kỹ năng tư duy phản biện
  • Kỹ năng làm việc nhóm

Ngoài ra các bạn được làm quen cùng với những mô hình, cách làm mô hình xuyên suốt cho tất cả bài đồ án. Từ đó thỏa sức sáng tạo cùng rất nhiều vật liệu tùy chọn khác nhau để có thể thể hiện ý tưởng của mình.

Chương trình đào tạo ngành kiến trúc thế nào
Chương trình đào tạo ngành kiến trúc thế nào

Những trường chuẩn đang có ngành kiến trúc

Ngành kiến trúc đang siêu hot và thu hút sự quan tâm của vô vàn bạn học sinh đang trên con đường chọn lựa cho bước ngoặt đầu đời, trên thực tế cũng rất nhiều trường đại học có ngành học này. Cụ thể những trường có ngành này cho bạn tha hồ lựa chọn là: 

Trường đào tạo ngành kiến trúc ở miền Bắc

  • ĐH Kiến trúc Hà Nội lấy 28,50 điểm (năm 2020)
  • ĐH Xây dựng Hà Nội lấy 21,75 điểm (năm 2020)
  • ĐH Mở Hà Nội lấy 20 điểm (năm 2020)
  • ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội lấy 15 điểm (Năm 2020)
  • ĐH Nguyễn Trãi lấy 15 điểm (năm 2020)
  • ĐH Hải Phòng lấy 16 điểm (năm 2020)
  • ĐH Đại Nam lấy 15 điểm (năm 2020)

Trường đào tạo ngành kiến trúc ở miền Trung

  • ĐH Bách khoa Đà Nẵng lấy 21,5 – 21.85 điểm (năm 2020)
  • ĐH Kiến trúc Đà Nẵng lấy 15,55 điểm (năm 2020)
  • ĐH Khoa học Huế lấy 15 điểm (năm 2020)
  • ĐH Yersin Đà Lạt lấy 15 điểm (năm 2020)
  • ĐH Xây Dựng miền Trung lấy 15 điểm (năm 2020)
  • ĐH Kiến trúc TPHCM phân hiệu Đà Lạt lấy 20,25 điểm (năm 2020)

Trường đào tạo ngành kiến trúc ở miền Nam

  • ĐH Kiến trúc TPHCM lấy 23,60 – 24,28 điểm (Năm 2020)
  • ĐH Bách khoa TPHCM lấy 24,5 điểm (năm 2020)
  • ĐH Công nghệ TPHCM lấy 20 điểm (năm 2020)
  • ĐH Văn Lang lấy 17 điểm (năm 2020)
  • ĐH Giao thông vận tải – phân hiệu TPHCM lấy 16,1 điểm (năm 2020)
  • ĐH Việt Đức lấy 20 điểm (năm 2020)
  • ĐH Nam Cần Thơ lấy 17 điểm (năm 2020)
  • ĐH Kiến trúc TPHCM phân hiệu Cần Thơ lấy 20,80 điểm (năm 2020)

Những trường chuẩn đang có ngành kiến trúc
Những trường chuẩn đang có ngành kiến trúc

Cơ hội việc làm khi ra trường của ngành kiến trúc

Theo thống kê chi tiết đến từ Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM thì nhu cầu nhân lực cho ngành Kiến trúc luôn vô cùng cao. Giai đoạn năm 2020 – 2025, Kiến trúc dự đoán là 1 trong 8 nhóm ngành thu hút nhiều lao động nhất, với khoảng 10.800 người/năm. Do đó, học kiến trúc sinh viên không phải lo lắng sau này ra trường sẽ làm được công việc gì, có tìm việc để làm được hay không.

Sau khi hoàn thành chương trình học và tốt nghiệp chính thức thì bạn có thể được đảm nhận rất nhiều vai trò khác nhau, tùy vào năng lực của bản thân mà tiến hành tìm cơ hội việc làm cho phù hợp, có thể kể đến như:

  • Kiến trúc sư thiết kế, thi công đồng thời giám sát công trình kiến trúc dân dụng, công nghiệp.
  • Quy hoạch xây dựng điểm dân cư, cao ốc, công trình đô thị, nông thôn tại công ty tư vấn kiến trúc…

Bên cạnh đó, làm việc trong ngành kiến trúc đồng nghĩa bạn sẽ có thể đảm nhận được rất nhiều vai trò khác nhau, có thể kể đến như chủ đầu tư, thiết kế, thi công công trình kiến trúc. Tùy vào năng lực cũng như sự nhạy bén mà bạn sẽ chọn được công việc sao cho phù hợp với bản thân mình nhất.

Cơ hội việc làm khi ra trường của ngành kiến trúc
Cơ hội việc làm khi ra trường của ngành kiến trúc

Học phí ngành kiến trúc tại trường học là bao nhiêu?

Rất nhiều bạn thắc mắc không biết theo học ngành này bạn phải bỏ ra cụ thể là bao nhiêu tiền, thực tế về quá trình học thi cũng tương tự như những ngành khác, có quy định về số môn hay số tín chỉ phải qua. Chính vì thế học phí so với những ngành khác cũng không chênh lệch quá nhiều hay không quá cao, bạn hoàn toàn có thể chi trả được, số tiền chỉ tầm 5 cho đến 6 triệu,

Nhưng trong trường hợp bạn muốn theo học chương trình nâng cao hay muốn đi du học nước ngoài để trau dồi thêm kiến thức hay hiểu một cách sâu xa hơn thì chắc chắn học phí sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Số tiền bạn cần phải bỏ ra cho những chương trình học này có thể chỉ 20 đến 30 triệu nhưng đôi khi lên đến 50 triệu, tuỳ vào chương trình bạn chọn hay trường mà bạn mong muốn được theo học.

Kết luận

Hy vọng thông qua những gì chúng tôi chia sẻ bạn đã hiểu được thêm về ngành kiến trúc, một ngành học đặc thù không phải ai cũng có khả năng theo học được. Học sinh và sinh viên sẽ thấy các môn học chủ yếu là thiên về yếu tố nghệ thuật, sáng tạo. Thế nhưng sau khi ra trường cơ hội việc làm đến với bạn sẽ rất phong phú.

Xem Nhiều Nhất