Kiến trúc thế giớiKiến trúc sư - Tìm hiểu từ A - Z về nghề...

Kiến trúc sư – Tìm hiểu từ A – Z về nghề kiến trúc sư

Kiến ​​trúc sư là những chuyên gia thiết kế, chịu trách nhiệm trong việc tạo ra các bản vẽ hoặc các ý tưởng thiết kế khác nhau cho một tòa nhà trước khi nó được xây dựng. Kiến trúc sư cũng được xem là bậc thầy trong việc hình dung và phác họa ra các ý tưởng của khách hàng thông qua việc sử dụng bút và giấy hoặc máy tính.

Kiến trúc sư là gì?

Kiến trúc sư là một chuyên gia thiết kế có bằng cấp được đào tạo chuyên môn về cách thiết kế, lập kế hoạch và giám sát quy trình xây dựng. Thuật ngữ “kiến trúc sư” đã được tồn tại trong nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, nó chỉ được biết đến với tư cách là một nghề nghiệp khi người ta đưa ra những khái niệm về nó vào những năm giữa thế kỷ thứ 16. 

Trong đó các kiến ​​trúc sư được coi là những chuyên gia có trình độ và học vấn cao. Các kiến ​​trúc sư cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết kế và xây dựng các công trình kiến trúc như nhà cửa, trường học, tòa nhà văn phòng và cơ sở thương mại mà chúng ta sống học tập và làm việc được quy định bởi ARBV.

Kiến trúc sư là một chuyên gia thiết kế có bằng cấp
Kiến trúc sư là một chuyên gia thiết kế có bằng cấp

Vai trò của người kiến trúc sư

Trong quá trình thực hiện các dự án kiến trúc cho khách hàng, các kiến trúc sư thường giữ các vai trò quan trọng như sau:

Cung cấp dịch vụ và tư vấn cho khách hàng

Bên cạnh việc cung cấp các dịch vụ về thiết kế bản vẽ, các kiến trúc sư còn đóng vai trò quan trọng trọng việc cố vấn giúp khách hàng đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình xây dựng và triển khai bản thiết kế. 

Họ sẽ thực hiện tư vấn cho khách hàng về các bước cần thực hiện cùng với địa điểm xây dựng và các kiểu thiết kế phù hợp nhất với tòa nhà. Bằng cách này, họ sẽ đảm bảo rằng khách hàng có thể nhận được kết quả tối ưu với việc xây dựng của họ.

Tương tự như vậy, một kiến ​​trúc sư sẽ cần phải thảo luận với khách hàng về các mục tiêu của dự án và các ý tưởng thiết kế khác nhau để xác định được tính khả thi của chúng trong quá trình xây dựng, từ đó đưa ra phương án phù hợp hơn so với kế hoạch ban đầu.

Vẽ thiết kế cho dự án xây dựng

Kiến trúc sư có vai trò và trách nhiệm trong việc thiết kế bản vẽ cho các dự án xây dựng. Họ là những chuyên gia có kinh nghiệm trong việc vẽ hoặc thiết kế nhà cửa , cao ốc văn phòng, trung tâm mua sắm, v.v. Họ cũng có kinh nghiệm trong việc thực hiện các thiết kế được đặt làm riêng theo yêu cầu của khách hàng, đồng thời tư vấn về ưu và nhược điểm của các thiết kế đó.

Kiến trúc sư có vai trò và trách nhiệm trong việc thiết kế bản vẽ
Kiến trúc sư có vai trò và trách nhiệm trong việc thiết kế bản vẽ

Thiết kế một bản kế hoạch xây dựng phù hợp với tất cả các yêu cầu xây dựng

Một kiến trúc sư cũng phải chịu trách nhiệm trong việc thiết kế một bảng kế hoạch mẫu, bảng kế hoạch này cần phải phù hợp với các yêu cầu khác nhau mà một dự án xây dựng cần, đặc biệt là ở mỗi địa phương trong khu vực cả nước. Các yêu cầu đó có thể bao gồm các quy định về phòng cháy chữa cháy, phong cách xây dựng, lối kiến trúc của tòa nhà hay cấu trúc của vị trí xây dựng và quy tắc phân vùng..

Công việc cụ thể của một kiến trúc sư

  • Gặp gỡ khách hàng và xác định nhu cầu và yêu cầu của họ.
  • Quản lý các dự án thiết kế từ phát triển ý tưởng đến hoàn thành.
  • Xây dựng các ước tính ban đầu về chi phí kết cấu, thời gian xây dựng và các yêu cầu đặc biệt
  • Điều chỉnh thiết kế và kế hoạch để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
  • Chuẩn bị các bản vẽ chi tiết thể hiện cả hình thức bên ngoài và cấu trúc bên trong của một dự án tòa nhà
  • Thực hiện nghiên cứu đánh giá và lập báo cáo về tính khả thi tác động đến môi trường địa phương.
  • Sử dụng CNTT trong thiết kế và quản lý dự án, đặc biệt là sử dụng phần mềm thiết kế hỗ trợ máy tính.
  • Tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn về xây dựng và các quy định quy hoạch của địa phương.
  • Thực hiện các chuyến thăm hiện trường thường xuyên để kiểm tra tiến độ và đảm bảo rằng dự án đang chạy đúng thời hạn và ngân sách
  • Quản lý và giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công, đảm bảo rằng tất cả các tác động của môi trường của dự án đều được quản lý.

Công việc cụ thể của một kiến trúc sư
Công việc cụ thể của một kiến trúc sư

Kỹ năng cần thiết trong công việc của kiến trúc sư

Kỹ năng Số

Một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà một kiến trúc sư cần có chính là kỹ năng số. Kiến trúc là bao gồm tất cả về toán học, và hiển nhiên một nhà kiến trúc thì cần phải nắm vững các nguyên tắc số, hình học và đại số nâng cao để có thể áp dụng bố trí vẽ và xây dựng được các công trình kiến trúc lớn trong thực tiễn.

Kỹ năng sáng tạo

Kỹ năng quan trọng tiếp theo mà một kiến trúc sư cần phải có chính là kỹ năng sáng tạo. Trong kiến ​​trúc, người làm nó sẽ phải đưa ra những ý tưởng xây dựng khác biệt nhưng độc đáo.

Kỹ năng sáng tạo sẽ đóng một vai trò quan trọng đối với kiến trúc sư. Vậy nên, nếu bạn đang có mong muốn trở thành một kiến trúc sư chuyên nghiệp, hãy luyện tập và rèn dũa khả năng tư duy sáng tạo ngay từ bây giờ để có thể dễ dàng đưa ra các ý tưởng mới và biến thành hiện thực trong tương lai.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải hiểu rõ, việc biến mình trở thành một người có óc sáng tạo và tư duy khác biệt chính là cả một quá trình dài và chậm. Bạn sẽ cần phải lấy cảm hứng từ những ý tưởng khác nhau cho đến khi bạn nghĩ ra một điều gì đó độc đáo. 

Kỹ năng thiết kế – Kỹ năng quan trọng của nghề kiến trúc sư

Kỹ năng thiết yếu cần có tiếp theo của khối ngành nghề kiến ​​trúc là khả năng vẽ và tư duy thiết kế. Bạn phải giỏi thiết kế để tạo ra các mô hình, bản vẽ và các tòa nhà. Muốn thực hiện tốt với điều này, bạn cần phải có một sự hiểu biết nhất định về các quy trình, quy tắc trong thiết kế. Chỉ như vậy, bạn mới có thể đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.

Kiến thức pháp luật

Kiến ​​thức pháp luật cũng rất quan trọng đối với một kiến trúc sư. Điều đó thể hiện qua việc, bạn có thể tự do đưa ra những ý tưởng xây dựng tuyệt vời nhưng nếu bạn không thực sự đáp ứng các quy chuẩn, quy định và chính sách xây dựng, thì không có ích gì khi cho một ý tưởng tốt. Người làm kiến trúc sư buộc phải nắm rõ tất cả các quy tắc và chính sách xây dựng, và chỉ được thực hiện các ý tưởng xoay quanh nó.

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là vô cùng quan trọng trong bất kỳ lĩnh vực nào. Là kiến ​​trúc sư, bạn sẽ cần phải giao tiếp với khách hàng, luật sư, người quản lý xây dựng và những người khác. Và nếu bạn không giỏi giao tiếp, thì nó sẽ là một thách thức đối với bạn trong việc truyền tải thông điệp của mình.

Kỹ năng làm việc nhóm

Ngoài kỹ năng giao tiếp, các kiến trúc sư cũng cần phải trang bị cho mình kỹ năng làm việc nhóm (teamwork). Nếu bạn làm việc nhóm không tốt, bạn sẽ bị bỏ lại phía sau. Là một người làm việc độc lập, bạn sẽ không thể xử lý mọi thứ hay nhìn nhận mọi khía cạnh. Vì vậy, bạn sẽ cần phải làm việc theo nhóm để giải quyết các vấn đề một cách tốt hơn. 

 Kiến trúc sư cần phải trang bị cho mình kỹ năng làm việc nhóm
Kiến trúc sư cần phải trang bị cho mình kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng Lãnh đạo / Quản lý

Kỹ năng lãnh đạo và quản lý cũng là một trong những kỹ năng thiết yếu mà một kiến ​​trúc sư phải có. Công việc của bạn là tạo ra một ý tưởng thiết kế, giải thích nó cho khách hàng và khiến họ tin rằng nó là tốt nhất.

Ngoài ra, bạn sẽ cần phải làm việc với các kiến ​​trúc sư và kỹ thuật viên cấp dưới. Việc trang bị những kỹ năng lãnh đạo cơ bản sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Vì vậy, bạn có thể đảm bảo rằng những người xung quanh đang lắng nghe bạn và bạn đang hoàn thành dự án một cách tốt hơn theo cách mà bạn muốn. 

Kỹ năng hình dung

Khi khách hàng của bạn cung cấp cho bạn một bản tóm tắt về những gì mà họ muốn, bạn nên bắt đầu tưởng tượng chúng thành một bức tranh của dự án. Hình dung là một kỹ năng cực kỳ quan trọng mà các chuyên gia thiết kế và nghệ thuật phải có. Vì vậy, khi bạn ngồi và bắt đầu vẽ dự án, bạn sẽ có ý tưởng về việc nó sẽ như thế nào. Tất nhiên, sẽ có những thay đổi mà bạn cần thực hiện theo thời gian. Nhưng nếu bạn có thể hình dung đúng, bạn sẽ tạo ra những ý tưởng thiết kế rất tuyệt vời. 

Thị trường phát triển của kiến trúc sư trong tương lai

Nhờ kinh tế đi lên, thị trường việc làm cho các kiến ​​trúc sư cũng được tăng lên đáng kể. Theo Cục Thống kê Lao động (BLS), mức tăng trưởng dự kiến ​​là 7% từ năm 2014 đến năm 2024, nhanh bằng mức tăng trưởng trung bình cho tất cả các ngành nghề ở Hoa Kỳ. 

Chính vì vậy mà ở Việt Nam, lộ trình thăng tiến của kiến trúc sư vẫn luôn rõ ràng. Từ một sinh viên mới ra trường cho tới khi bạn đảm nhiệm vị trí kiến trúc sư, bạn vẫn sẽ luôn có lộ trình thăng tiến riêng cho bản thân. Ban đầu có thể là kiến trúc sư trưởng, sau đó đến giám đốc thiết kế và cuối cùng là trưởng bộ phận sáng tạo của công ty. 

Cùng với những dự báo về ngành hiện tại, còn có lợi ích của tỷ lệ thất nghiệp thấp (khoảng 5,1%), làm cho triển vọng việc làm cho các kiến ​​trúc sư trở nên hứa hẹn hơn. Ngoài ra, thống kê của BLS cũng cho biết mức lương trung bình cho con đường sự nghiệp kiến ​​trúc này là khoảng $ 76K với tỷ lệ thất nghiệp 1,9%. 

Thị trường phát triển của kiến trúc sư trong tương lai
Thị trường phát triển của kiến trúc sư trong tương lai

Lời kết

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn tất cả những thông tin về ngành nghề kiến trúc sư, cả về đặc điểm lẫn kỹ năng cần có và khả năng phát triển. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có thể có thêm cho mình nhiều thông tin hữu ích. Chúc bạn thành công trong việc chinh phục ngành nghề có tiềm năng này nhé.

Xem Nhiều Nhất