Móng nhà có khả năng nâng đỡ cho toàn bộ ngôi nhà, nếu phần móng không được chú trọng xây dựng đúng cách thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình. Thậm chí là gây ra những hậu quả đáng tiếc, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người sử dụng.
Móng nhà là gì?
Những người làm trong lĩnh vực xây dựng chắc chắn đã không còn lạ gì với thuật ngữ móng nhà. Đây được xem là bộ phận quan trọng nhất trong một công trình xây dựng. Chúng có tác dụng nâng đỡ và chịu trọng tải cho phần bên trên của nhà ở hoặc các dự án xây dựng lớn.
Tùy vào các khu vực khác nhau mà nó còn có nhiều tên gọi khác như móng nền, nền móng. Loại móng này được đặt nằm sâu dưới lòng đất, thông thường công trình xây dựng càng cao lớn thì móng sẽ được đào càng sâu. Điều này giúp quá trình thi công và đưa vào sử dụng đảm bảo an toàn.
Móng nhà đạt chuẩn phải được thiết kế và xây dựng cẩn thận, nghiệm thu kĩ càng trước khi tiến hành các bước tiếp theo. Nếu chưa đạt, người thi công buộc phải làm lại đến khi thông qua. Thực tế có nhiều công trình do phần móng kém chất lượng sau vài năm sử dụng đã xuống cấp nghiêm trọng.
Các loại hình móng phổ biến trong xây dựng
Móng nhà được chia thành nhiều loại khác nhau, trong đó có 4 phương pháp phân loại chính. Đó là theo phương pháp thi công, vật liệu xây dựng, kết cấu móng và tải trọng.
Phân loại móng thông qua phương pháp thi công
Móng đơn: Trong số các loại móng xây dựng thì đây được đánh giá là loại móng đơn giản và có chi phí thấp nhất. Chúng thường được dùng làm móng dưới các chân cột nhà, cột điện, các công trình đơn giản. Có tác dụng chính là đỡ một cột hoặc vài cột cạnh nhau.
Móng băng: Loại móng này được dùng để đỡ các bức thường, hàng rào hoặc các hàng cột. Đây cũng được coi là một loại móng tương đối đơn giản. Ưu điểm của nó là có độ lún và dễ dàng thi công.
Móng bè: Móng bè được sử dụng phổ biến trong các công trình thi công vì có thể chịu được trọng tải tương đối lớn. Trong đó khi xây dựng loại móng này, người ta sẽ trải rộng nó dưới toàn bộ công trình. Một số công trình áp dụng móng bè là nhà kho, tầng hầm hoặc nhà vệ sinh.
Móng cọc: Được phân chia thành hai loại khác nhau là móng cọc đài thấp và móng cọc đài cao. Trong đó móng đài thấp có khả năng chịu độ nén và không hư tổn. Còn với móng đài cao chịu được sự uống nén và chôn sau dưới đài móng.
Phương pháp phân loại móng nhà theo vật liệu xây dựng
Móng nhà từ chất liệu gỗ: Móng nhà dạng này hầu như không còn được sử dụng nhiều do dễ bị mục, gãy trong thời gian sử dụng. Chủ yếu được làm từ tre, cọc gỗ trên những nền đất mềm. Hiện nay dùng gỗ để làm móng chỉ còn xuất hiện tại những khu vực miền núi.
Móng nhà làm từ gạch: Thường sử dụng gạch nung hoặc các loại gạch có kết cấu cứng, tương đối chắn chắn. Loại móng này sẽ áp dụng chủ yếu cho các công trình có trọng tải không quá lớn. Điển hình là các công trình phụ, nhà cấp 4 tại các vùng nông thôn, đô thị nhỏ.
Móng nhà từ đá hộc: Làm móng từ đá hộc không quá phổ biến vì đặc thù trong việc khai thác và chi phí. Tuy nhiên hiện nay một số công trình lớn vẫn áp dụng phương pháp này vì yêu cầu của nhà đầu tư. Chúng được sử dụng phổ biến ở những khu vực vùng núi – nơi dễ khai thác đá.
Kết hợp bê tông cốt thép: Đây có thể nói là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất hiện nay và cho độ bền cao. Áp dụng cho tất cả các loại công trình lớn nhỏ, các khu vực địa chất khác nhau.
Loại móng hỗn hợp: Loại móng nhà này là sự kết hợp từ hai vật liệu trở lên. Trong đó bê tông là nguyên liệu thứ nhất và không thể thiếu, nguyên liệu thứ hai có thể lựa chọn tùy vào mục đích sử dụng và điều kiện địa chất.
Phương pháp phân loại móng theo kết cấu
Móng nhà kết cấu đổ khối: Ưu điểm chính của phương pháp này là mang lại độ bền cao, các vật liệu dễ mua. Khi thực hiện, người thi công cần liên kết bê tông cốt thép, các loại đá hộc và bê tông lại với nhau để tạo ra kết cấu bền vững nhất.
Móng nhà kết cấu lắp ghép: Là dạng móng được thiết kế sẵn, khi thi công chỉ cần ghép lại thành các hình dạng theo yêu cầu. Nó giúp rút ngắn thời gian xây dựng, mang lại độ bền cao. Tuy nhiên cũng rất dễ bị ảnh hưởng và thay đổi kết cấu nếu không lắp ghép đúng cách.
Phương pháp phân loại móng theo tải trọng
Móng nhà chịu tải trọng tĩnh: Thường được dùng trong các công trình dân dụng, một số khu công nghiệp với đặc điểm ít có biến động trong cấu trúc địa chất. Phù hợp nhất là các loại nhà phố, nhà ống, trường học, bệnh viện,…
Móng nhà chịu tải trọng động: Phù hợp với những công trình được xây dựng tại các vùng có đặc điểm địa chất dễ biến động và có tải trọng lớn. Đặc biệt là các tòa nhà cao tầng, công trình trụ cầu, trụ đường cao tốc,…Và không phù hợp với những trường hợp xây dựng nhà ở dân dụng.
Quy trình làm móng đẹp và chuẩn nhất
Muốn xây dựng được một móng nhà đẹp và chuẩn, người thi công cần phải thực hiện đúng theo quy trình xây dựng đã có. Trên thực thế quy trình này được hình thành dựa vào phương pháp xây dựng cũng như việc lựa chọn sử dụng loại móng cụ thể.
Khi thực hiện theo quy trình không chỉ giúp chất lượng móng đạt chuẩn mà còn giúp cho người giám sát dễ dàng biết được tiến độ, hiệu quả của công trình. Đặc biệt là dễ dàng nhận biết những phần chưa đạt để tiến hành sửa chữa kịp thời.
Một số bước chính khi xây dựng móng nhà như sau:
- Bước 1: Tiến hành khảo sát mặt bằng xây dựng, khu vực xây móng có những thứ gì, điều kiện địa chất ra sao?
- Bước 2: Thực hiện dọn dẹp sạch bề mặt chuẩn bị làm móng và khoanh vùng khu vực lại để tránh việc làm quá phần diện tích đặt ra.
- Bước 3: San đều và dầm phẳng những vùng gồ ghề của khu vực.
- Bước 4: Kiểm tra lại các phần như độ cao, độ dày bê tông lót dưới móng.
- Bước 5: Lắp ghép cốp pha và đổ bê tông, bước này cần sự phối hợp nhịp nhàng của người người. Do đó tốt hơn hết là bạn nên thuê đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ làm móng, đổ bê tông để thực hiện.
- Bước 6: Tiến hành bảo dưỡng móng và tháo dỡ các loại cốp pha để hoàn thiện và thực hiện các bước xây dựng tiếp theo của công trình.
Yếu tố ảnh hưởng lựa chọn móng nhà
Khi lựa chọn sử dụng và xây dựng loại móng nhà nào, chủ đầu tư/ chủ nhà cần phải chú ý đến một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến quyết định như sau:
Thông qua tải trọng của công trình
Mỗi công trình sẽ có mức tải trọng khác nhau, điều này đồng nghĩa với việc bạn phải lựa chọn loại móng phù hợp. Nếu không lựa chọn chính xác sẽ khiến công trình của bạn dễ gặp phải tình trạng sụt lún.
Tải trọng của công trình chịu tác động của con người, điều kiện tự nhiên, khối lượng đồ đạc, số tầng, vật liệu xây dựng. Do đó khi thi công cần phải thực sự chú ý đến vấn đề này để tránh phát sinh những hậu quả xấu.
Phân tích đặc điểm địa chất
Đặc điểm địa chất hay còn gọi là đặc tính nền đất, bạn sẽ phân tích xem nơi xây dựng công trình có nền đất như thế nào. Mỗi loại đất sẽ có đặc tính không giống nhau do đó sức chịu tải trọng cũng khác nhau. Đất càng mềm thì việc lựa chọn móng nhà càng khó, cần phải làm một loại móng chắc chắn. Đồng thời cũng phải cố định được phần đất để không gây hiện tượng lở.
Tìm hiểu kết cấu móng nhà công trình liền kề
Việc này giúp quá trình chọn móng dễ dàng hơn rất nhiều. Nếu các móng nhà của các công trình lân cận có nhiều điểm tương đồng thì bạn cũng có thể sử dụng loại móng đó. Như vậy có thể tiết kiệm được khá nhiều thời gian nghiên cứu và chọn lựa.
Lưu ý khi thiết kế móng nhà
Chính vì vai trò vô cùng quan trọng nên khi thiết kế và thi công móng nhà, người thi công cần phải hết sức lưu ý. Đặc biệt là những vấn đề liên quan đến chất lượng, tính toán trọng lượng.
- Bạn nên chọn những người có thời tiết đẹp, nắng ráo để xây dựng. Khi đó phần đất đào móng sẽ rắn và cứng hơn những ngày mưa. Tránh gặp phải tình trạng lở đất do quá mềm và ngập nước.
- Cần chọn được những loại móng nhà phù hợp với cấu trúc địa chất của khu vực xây dựng. Tốt nhất là nên khảo sát và gửi đánh giá địa chất để phân tích.
- Chú ý đến lựa chọn chất liệu làm móng nhà, nên sử dụng các loại vật liệu có khả năng chống chịu tốt, độ bền cao. Hạn chế sử dụng vật liệu dễ nứt vỡ hoặc gây ra tình trạng sụt lún.
- Khi tiến hành xây dựng cần dọn vệ sinh sạch sẽ các hố đào móng, quá trình này giúp cho việc làm móng trở nên thuận lợi hơn rất nhiều.
- Bên cạnh đó nếu đào móng tại các khu vực có nhiều nhà cửa, công trình xung quanh thì phải chú ý đến các cột móng của công trình đó. Tránh gây ảnh hưởng đến phần móng của công trình liền kề.
- Đánh giá và chọn độ sâu của móng kĩ càng dựa trên các dữ liệu về địa hình, khả năng tiến hành xây dựng và trọng tải của công trình.
Kết luận
Như vậy bài viết trên đã cung cấp đến độc giả đầy đủ các thông tin liên quan đến móng nhà. Nếu bạn đang có nhu cầu xây dựng các công trình, nhà cửa hãy nghiên cứu thật kỹ trước khi quyết định thi công bộ phận này. Đặc biệt là các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng của móng nền.