Mái thái – một kiểu mái mang đậm màu sắc của đất nước Thái Lan, đã được du nhập vào nước ta trong những năm gần đây. Những ngôi nhà mái thái không chỉ đẹp về mặt hình thức mà còn tối ưu rất tốt mặt bằng công năng sử dụng. Để cùng tìm hiểu sâu hơn về kiểu nhà này, chúng ta cùng khám phá qua bài viết sau nhé.
Mái thái là gì?
Mái thái là kiểu phong cách kiến trúc thấp tầng, thường chỉ có 1 tầng. Kiểu mái này thường được sử dụng cho các căn nhà cấp 4, nhà biệt thự nhỏ. Mái nhà thường có dạng ngói xếp chồng lên nhau và hơi dốc. Đây là dạng mái được thiết kế theo phong cách nhà Thái.
Các bộ phần của nhà bao gồm: phần mái, cửa chính, cửa sổ và phần mái che. Tất cả đều được thiết kế nét kiến trúc kiểu nhà thái.
Tại sao nhà mái thái được ưa chuộng hiện nay?
Nhà mái thái nhận được sự săn đón của nhiều người và cũng là kiểu mái được thiết kế nhiều nhất, đó là bởi vì:
- Thiết kế nhà mái thái không cần nhiều diện tích, dù với khoảng diện tích nào cũng có thể xây được một căn nhà tiện nghi mà vẫn cảm thấy rộng rãi.
- Là một trong những loại mái có khả năng chịu đựng được thời tiết nóng ẩm ở Việt Nam mà không bị hư hỏng sau một thời gian dài sử dụng.
- Có nhiều kiểu dáng, mẫu mã, không cần phù hợp theo một yêu cầu nhất định, có thể xây dựng theo sở thích của chủ nhà.
- Được đánh giá cao về khả năng chống mưa gió nhờ độ dốc của mái. Vào mùa mưa, nước mưa chảy xuống sẽ vì độ dốc của mái mà không ứ đọng ở trên được, giúp mái không bị thấm dột, điều này sẽ giúp cho mái bền hơn, sử dụng được lâu hơn.
- Mang tính thẩm mỹ cao. Cấu trúc của mái thái giúp cho ngôi nhà dù có diện tích nhỏ hay lớn thì cũng đều tôn lên được vẻ thanh lịch. Chính vì lí do đó mà nhà mái thái được ưa thích từ nông thôn đến thành thị.
- Theo phong thủy thì mái thái được đánh giá là thoáng khi, không bị tụ khí mang lại nhiều sự thịnh vượng, tiền tài, danh lộc cho gia chủ và những người sống trong ngôi nhà.
Đặc điểm nổi bật của mái thái
Nhà mái thái thường có dạng ngói và xếp chồng lên nhau theo dạng đổ dốc xuống. Phần ngói được thiết kế với nhiều kiểu dáng và hình dạng khác nhau như ngói sóng lớn, ngói sóng nhỏ, ngói lượn sóng, ngói mái giả đá…Phổ biến nhất là kiểu mái chữ A, mái có ống thông khói ở trên, tạo khối cho tổng thể ngôi nhà. Mẫu nhà này thường có 4 kiểu xây dựng phổ biến là:
- Biệt thự, nhà vườn mái thái.
- Nhà 1 tầng (cấp 4) mái thái (phổ biến).
- Nhà mái thái có 2 tầng.
- Nhà mái thái có 3 tầng.
Do mẫu kiến trúc cầu kỳ, phức tạp và tinh xảo nên chi phí cho kiểu nhà này thường cao hơn so với các mẫu mái nhà khác. Hơn nữa nhờ thời gian xây dựng nhanh, ngắn nên nó cũng được mọi người ưu tiên lựa chọn.
Nhà cấp 4 mái thái: là mẫu nhà thường có diện tích nhỏ, khoảng từ 100m2 trở xuống, những kiểu nhà này thường xuất hiện ở nông thôn nhờ chi phí xây dựng thấp, thời gian xây dựng ngắn và không đòi hỏi nhiều kỹ thuật nhưng vẫn mang đến cho ngôi nhà sự thanh thoát và tiện nghi.
Nhà mái thái từ 2 tầng trở lên: đây là mẫu nhà phù hợp với những gia đình ở thành thị hoặc nông thôn có diện tích đất nhỏ, hẹp. Những ngôi nhà này thường cần kỹ thuật xây dựng tỉ mỉ, cầu kỳ và mất nhiều thời gian nhưng lại khiến cho ngôi nhà trở lên nổi bật nhờ sự xinh xắn, nhỏ nhắn mà cầu kỳ của nó.
Những ưu và nhược điểm nổi bật nhất của mái thái
Tuy được ưa chuộng như vậy nhưng nhà mái thái vẫn có những ưu điểm và hạn chế mà ai cũng cần nắm vững, cụ thể là:
Ưu điểm của kiểu thiết kế nhà mái thái
Về thiết kế: Nhà mái thái được thiết kế cho nhiều kiểu nhà với đủ mọi diện tích từ bé đến lớn, kết hợp cùng nhiều kiểu dáng cách điệu phù hợp cho từ nhà cấp 4 đến những ngôi biệt thự sang trọng đáp ứng được mọi nhu cầu của người dùng.
Về công năng: Những kiểu nhà mái thái thường có công năng tốt, ở đây là tính tản nhiệt cao, chống nóng tốt, phù hợp với thời tiết mưa nắng thất thường ở nước ta. Bên cạnh đó, nhờ có độ dốc nên có khả năng thoát nước nhanh, mưa rơi xuống không bị đọng lại trên mái nhà, giúp mái nhà thoát khỏi tình trạng thấm nước và dột.
Về tính thẩm mỹ: Kiến trúc mái thái tạo cho ngôi nhà một vẻ đẹp kiều diễm, tự nhiên. Chẳng cần những mẫu nhà cao tầng, chỉ cần nhìn cấu trúc của những ngôi nhà mái thái, ta cũng nhận ra được vẻ khỏe khoắn, mềm mại tạo nên kiến trúc hoàn hảo. Bên cạnh đó, kiểu mái này cũng tạo nên nét đặc trưng của kiến trúc người Châu Á, góp phần tôn vinh vẻ đẹp của dân tộc.
Về phong thủy: Theo quan niệm phong thủy thì các kiểu nhà cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến phong thủy của ngôi nhà. Nhà mái thái được đánh giá là thoáng khí, không bị tụ khí xấu, thu hút khí tốt mang đến sự thịnh vượng, may mắn cho gia chủ.
Nhược điểm của nhà mái thái
Mặc dù có rất nhiều ưu điểm, nhưng khi xem xét sự vật, hiện tượng, chúng ta cần phải xem xét từ nhiều góc độ khác nhau, vì vậy cần kể ra những nhược điểm của nhà mái thái như sau:
Về thời gian thi công: Mái có thời gian thi công dài, cầu kỳ và tỉ mỉ. Việc thi công ngôi nhà đòi hỏi thợ phải có tay nghề. Sau một thời gian sử dụng sẽ phải thi công lại mất rất nhiều thời gian. Việc này khá khó khăn do mái thái là các tấm ngói xếp chồng lên nhau gây tốn kém trong việc dỡ bỏ và lắp mới.
Về chi phí xây dựng: do cần sự cầu kỳ, tỉ mỉ và tay nghề cao nên việc xây dựng nhà mái thái rất tốn kém, nó phải cao gấp ½ so với việc xây nhà mái bằng. Hơn nữa nếu gia chủ muốn lên tầng thì cũng gặp nhiều khó khăn, phần mái lúc này không được tháo dỡ mà cần đập đi làm cho nên chi phí xây dựng tăng lên nhiều lần.
Lợi ích khi xây dựng nhà theo phong cách thái
Xây dựng nhà mái thái sẽ mang đến cho bạn những lợi ích sau:
- Có mặt ngôi nhà có tính thẩm mỹ cao, sang trọng, tiện lợi
- Có độ bền lớn, sử dụng được trong thời gian lâu dài.
- Không phải suy nghĩ nếu bạn chỉ có diện tích đất nhỏ để xây nhà.
- Có công dụng tốt trong việc tránh mưa gió.
- Có một ngôi nhà với những nét đặc trưng của người Á Đông.
Cách lợp mái thái đúng chuẩn
Thi công kiểu nhà mái thái là một giai đoạn đặc biệt quan trọng phải đảm bảo độ chính xác rất cao. Khi được thiết kế đúng với kiểu thái thì sẽ đem đến vẻ đẹp nổi bật cho ngôi nhà. Và quy trình lợp mái ngói đòi hỏi phải có sự khéo léo và cẩn thận từ người thi công.
Xác định khoảng cách tối ưu giữa các mè
Hàng mè đầu tiên cần có khoảng cách là 34cm trở lên, hai hàng mè ở đỉnh mát là từ 5cm. Các thanh mè ở giữa sẽ được chia đều khoảng khoảng từ 30 – 33cm, không nên vượt quá 33cm.
Phần mặt phẳng mái cũng cần được lưu ý, mái cần vuông góc với nhà và độ chênh lệch của thanh mè và mặt phẳng mái nên nhỏ hơn 5mm, nếu lớn hơn 5mm sẽ làm cho mái bị lệch mất thẩm mỹ.
Tiến hành lợp ngói
Đây là bước quan trọng nhất nên đòi hỏi độ tỉ mỉ cao. Lợp ngói phải lợp từ ngói chính trước, sau đó lợp đến phần ngói âm dương. Ngói phải được lợp từ phải sang trái, khi lợp chú ý khoảng cách giữa các tấm ngói. Khoảng cách lý tưởng giữa viên ngói đầu tiên với mép ngoài tấm ván hông là khoảng 3 – 4cm.
Cứ 10 viên ngói áp sát nhau thì dùng dây cước căng dọc mái để đảm bảo các viên ngói thẳng hàng với nhau. Sử dụng vít thép cố định ngói vào các thanh mè ở trên sao cho các viên ngói được cố định chắc chắn nhất.
Lợp ngói rìa, ngói nóc
Sử dụng 1 cạnh ngói rìa để ốp vào tấm ván hông, cạnh còn lại lắp ôm sát vào tấm ngói chính, đầu trên của ngói rìa phải sát với các hàng ngói được lợp phía trên. Sau đó dùng vít thép 6m cố định ngói rìa vào tấm ván hông, bước này hết sức quan trọng, nhất là đối với những căn nhà ở miền trung để tránh mái bị bung và bay ra khi mưa bão về.
Lắp ngói nóc bằng vữa để cố định các thanh ngói lại với nhau. Vữa phải đều và cao khoảng 3,5cm. Khi sơn đòi hỏi kỹ thuật cao, thợ phải lành nghề để giúp cho phần vữa không bị lộ ra mất thẩm mỹ. Cuối cùng là lắp ngói nóc thẳng hàng sát nhau, Cần sử dụng các thanh ngói nguyên vẹn, không bị vỡ, bục tránh hiện tượng dột nhà khi trời mưa.
Lưu ý cần đặc biệt khi xây dựng nhà loại mái này
Khi xây dựng nhà mái kiểu thái cần lưu ý những điểm sau:
- Giữ độ nghiêng của mái khoảng 30 độ, không nên để độ nghiêng thấp quá làm mái không có độ dốc đẹp.
- Chú ý lợp ngói theo trình tự từ dưới lên trên, từ phải sang trái, lần lượt đầy đủ một hàng dưới làm chuẩn, sau đó mới dần dần lợp các hàng trên lên.
- Nên để khoảng cách các viên ngói vừa đủ, không nên quá thưa và cũng không nên quá khít.
- Khi di chuyển trên mái cần cẩn thận để tránh làm vỡ ngói gây ảnh hưởng đến ngôi nhà sau này.
- Vệ sinh phần ngói sau khi hoàn thiện để ngôi nhà có thẩm mỹ hơn.
- Chiều xuôi mái ngói tối đa nên là khoảng 10m và dốc khoảng 30 độ.
Kết luận
Như vậy, bài viết trên đã đưa ra các thông tin về mái thái, các đặc điểm, ưu điểm, nhược điểm của loại mái này và lý do loại mái này được nhiều hộ gia đình ưa chuộng. Hy vọng bạn có thể tìm có thêm kinh nghiệm và chọn được loại mái thái phù hợp nhất cho ngôi nhà của mình.