Kỹ sư xây dựng được xếp vào một trong những ngành nghề có tiềm năng lớn để phát triển trong thời gian tới. Vậy đây là công việc như thế nào, mức lương cũng như cơ hội sau khi ra trường có tốt không? Hãy cùng giải đáp chi tiết ngay thông qua những thông tin dưới đây.
Kỹ sư xây dựng là gì?
Khi nhắc đến kỹ sư xây dựng có rất nhiều quan điểm khác nhau được đưa ra. Đặc biệt là những ý kiến liên quan đến đặc thù của ngành nghề này.
Khái niệm kỹ sư xây dựng
Kỹ sư xây dựng là những người thực hiện công việc quản lý, điều khiển những dự án xây dựng. Bao gồm cả việc giám sát công nhân, lịch trình và kỹ thuật trong suốt quá trình thi công.
Bên cạnh đó họ cũng là những người trực tiếp xây dựng những thiết kế, mô phỏng và lắp ráp cấu trúc tạm thời của dự án xây dựng. Biến các công trình từ bản vẽ, mô tả thành các dự án thực tế, những khu đô thị sang trọng, hiện đại phục vụ nhu cầu của người sử dụng.
Muốn trở thành một kỹ sư xây dựng, bạn phải tốt nghiệp các trường đại học chuyên đào tạo các ngành xây dựng, có bằng kỹ sư. Đồng thời phải nắm vững những kỹ năng thiết kế, tính toán, thi công và quản lý dự án.
Công việc của một kỹ sư xây dựng bao gồm những gì?
Khi trở thành một kỹ sư xây dựng bạn cần phải đảm bảo thực hiện được nhiều đầu công việc khác nhau. Chủ yếu xoay quanh việc lên kế hoạch, bản vẽ, khảo sát khu vực và giám sát thi công. Cụ thể:
- Khảo sát khu vực, địa hình địa vật khu vực thi công dự án.
- Lên kế hoạch và phân tích khu vực, thực hiện vẽ thiết kế phác thảo và báo cáo dự án.
- Nghiên cứu khả năng thực hiện, tính khả thi khi áp dụng bản thiết kế mô phỏng và trong thực tế.
- Đánh giá và dự báo rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện dự án.
- Quản lý ngân sách, chi phí và các hoạt động chi trả tiền mua trang thiết bị, vật liệu trong quá trình thực hiện.
- Giám sát, hướng dẫn và nhắc nhở công nhân trong suốt thời gian thi công để đảm bảo đúng tiến độ và kỹ thuật.
- Theo dõi và báo cáo tiến độ công trình để đánh giá và đưa ra những giải pháp kịp thời khi gặp vấn đề, sự cố.
- Phối hợp chặt chẽ với chủ sở hữu, nhà đầu tư để nghiệm thu công trình sau khi hoàn thành.
- Tiến hành các công tác hoàn thiện hồ sơ, tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật về công trình nếu cần.
Phân loại kỹ sư xây dựng
Hiện nay kỹ sư xây dựng được phân loại thành nhiều chuyên ngành và lĩnh vực khác nhau. Tùy vào các trường đại học khác nhau căn cứ phân chia chuyên ngành và môn học để xác định, trong đó kỹ sư tiến hành phân loại thành những ngành sau:
- Xây dựng dân dụng và công nghiệp
- Xây dựng cầu đường
- Xây dựng khu đô thị
- Xây dựng các công trình quân sự nhà nước
- Tin học xây dựng
- Thiết kế xây dựng
- Cơ khí xây dựng
Mỗi chuyên ngành đều có đặc thù và công việc khác nhau, do đó trước khi lựa chọn chuyên ngành, người học cần phải hiểu được thông tin sơ bộ về nó.
Tính chất, môi trường làm việc kỹ sư ngành xây dựng
Được đánh giá là một ngành nghề đặc thù nên kỹ sư có những tính chất công việc và môi trường làm việc tương đối đặc biệt.
Tính chất công việc
Công việc của một kỹ sư xây dựng yêu cầu phải thường xuyên xa nhà. Do phụ thuộc vào dự án mà họ tham dự nên sẽ phải thường xuyên di chuyển hoặc đi công tác. Có những công trình yêu cầu kỹ sư phải liên tục có mặt tại khu vực thi công, đồng nghĩa với việc là họ có khả năng xa nhà dài hạn.
Môi trường làm việc của kỹ sư cũng rất khắc nghiệt, thường xuyên phải tiếp xúc với bụi bặm, tiếng ồn, thời tiết thất thường. Đặc biệt là tồn tại những rủi ro liên quan đến tai nạn nghề nghiệp và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Khối lượng công việc của một kỹ sư tương đối lớn nên thường xuyên phải làm việc liên tục, cả vào các ngày lễ tết. Chính vì vậy áp lực công việc là rất lớn, đặc biệt là khi công trình bị chậm tiến độ hay gặp phải sự cố.
Công việc này cũng đặt ra yêu cầu với người làm phải thực sự tỉ mỉ và cẩn thận, tránh những sai lầm trong quá trình thiết kế và xây dựng. Nếu không đảm bảo sự chỉn chu thì công trình có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của người thi công và sử dụng.
Môi trường làm việc của kỹ sư xây dựng
Môi trường làm việc phụ thuộc vào tính chất của công việc mà kỹ sư đang đảm nhận. Theo đó môi trường có thể chia theo 3 nhóm chính:
Môi trường ngoài công trường: Kỹ sư sẽ phải trực tiếp đến công trường để làm việc, trong đó công việc chính sẽ là giám sát dự án, nhắc nhở công nhân xây dựng. Môi trường này khá vất vả, chịu ảnh hưởng lớn của thời tiết, nguy cơ biến cố công trường. Chính vì vậy nó đòi hỏi kỹ sư cần phải có sức khỏe tốt và khả năng linh hoạt.
Môi trường làm việc trong công xưởng: Môi trường này có tính chất đơn giản và đỡ vất vả hơn so với ở công trường. Kỹ sư sẽ làm những công việc như giám sát nội bộ, quản lý chất lượng, quản lý vật liệu xây dựng,..
Môi trường làm việc văn phòng: Đây là môi trường nhẹ nhàng nhất, không phải ra ngoài trời quá nhiều. Nó phù hợp với những kỹ sư nữ và những kỹ sư tin học xây dựng, thiết kế. Công việc chính là thiết kế, quản lý kế hoạch, xử lý hồ sơ mời thầu và đấu thầu, tư vấn xây dựng,…
Cơ hội việc làm của những kỹ sư xây dựng
Với sự phát triển ngày càng nhanh của các công trình xây dựng, các khu công nghiệp, nhu cầu tuyển dụng kỹ sư xây dựng cũng sẽ tăng lên. Đặc biệt theo đánh giá của các trang tuyển dụng việc làm, đây được đánh giá là một trong những ngành có triển vọng nghề nghiệp cao nhất.
Khi ra trường, bạn có thể lựa chọn trở thành kỹ sư theo chuyên ngành mình đã theo học tại trường đại học. Bên cạnh đó cũng có thể lựa chọn theo môi trường làm việc như làm ngoài công trường với vị trí giám sát, kiểm tra. Hoặc cũng có thể làm trong văn phòng với vị trí thiết kế, xử lý hồ sơ.
Nếu bạn có định hướng thăng tiến lên vị trí làm việc cao hơn thì có thể làm việc tại những doanh nghiệp nổi tiếng để tích lũy kinh nghiệm. Sau đó bắt tay vào quá trình thực chiến. Thời gian trung bình để một kỹ sư được thăng chức là khoảng 3 – 4 năm tùy trình độ và năng lực.
Bên cạnh đó bạn hoàn toàn có thể đạt được mức lương cao thông qua việc làm các công việc tự do khác nhau thiết kế công trình và dự án bên ngoài. Đặc biệt là có thể nhận nhiều việc cùng một lúc để làm nhưng hãy nhớ phải đảm bảo đúng tiến độ công việc.
Thu nhập của kỹ sư xây dựng là bao nhiêu?
Mức lương của một kỹ sư xây dựng phụ thuộc vào kinh nghiệm, thời gian làm việc, trình độ và năng lực của từng cá nhân. Do đó, nếu bạn có kinh nghiệm càng cao, thời gian làm việc lâu, năng lực làm tốt thì mức lương nhận được sẽ rất cao và ngược lại.
Mới đi làm
Trong đó nếu bạn mới ra trường đi làm thì mức lương trung bình nhận được sẽ dao động khoảng 6 – 9 triệu. Mức lương này không cao nhưng nếu chăm chỉ làm việc bạn có thể kiếm được nhiều hơn và có thể nhanh chóng được cân nhắc tăng lương, thưởng.
1 đến 2 năm kinh nghiệm
Đối với những kỹ sư đã có kinh nghiệm làm việc 1 – 2 năm sẽ nhận được mức lương khoảng 12 – 14 triệu. Kinh nghiệm từ 4 – 6 năm là 20 – 30 triệu, đặc biệt nếu là kỹ sư chuyên nghiệp thì bạn có thể nhận được từ 40 – 60 triệu/ tháng.
Ngoài ra nếu bạn có đủ năng lực và tài chính, có thể góp vốn với những người khác và mở công ty riêng. Nhận thầu các dự án thì mức lương sẽ tăng lên đáng kể và lớn hơn việc đi làm công rất nhiều.
Bên cạnh đó mức lương này cũng sẽ có sự thay đổi nếu bạn làm cho các tập đoàn lớn, các công ty đa quốc gia. Dao động trung bình sẽ là từ 1000 – 5000 USD/ tháng dựa vào năng lực của từng người. Bạn cũng có thể nhận thêm việc làm bên ngoài để tăng thêm nguồn thu nhập nếu muốn.
Có thể nói, mức thu nhập của một kỹ sư xây dựng là khá cao. Phù thuộc vào năng lực, thâm niên, môi trường làm việc cũng như loại hình công ty. Và điều quan trọng nhất là mức độ chăm chỉ của bạn, mức lương chắc chắn sẽ vô cùng ổn định nếu bạn có sự chăm chỉ và nhiệt huyết với công việc.
Kỹ sư xây dựng cần biết gì có thể thành công?
Một kỹ sư xây dựng muốn thành công, tạo ra được những công trình hoạt động tốt và có giá trị cao thì cần phải có những kỹ năng và kiến thức chuyên môn cần thiết. Đặc biệt là:
- Biết đọc bản vẽ, bản thiết kế trong quá trình lên kế hoạch xây dựng.
- Phải biết kết hợp, làm việc nhóm và tìm ra tiếng nói chung giữa các kỹ sư và bộ phận khác.
- Phải có kỹ năng bóc tách dự án, phân tích khó khăn, thuận lợi và khả năng đề phòng rủi ro.
- Cần rèn luyện tư duy giải quyết vấn đề khi gặp phải các sự cố.
- Rèn luyện kỹ năng ngoại ngữ, đặc biệt là ngoại ngữ liên quan đến chuyên ngành đang làm việc.
- Biết sử dụng thành thạo máy tính cùng với các phần mềm liên quan như AutoCad, Civil 3D,…
- Có kỹ năng giám sát, điều phối và quản lý dự án, công việc
- Đồng thời cần nắm vững kiến thức chuyên ngành xây dựng và tốt nghiệp các trường đại học liên quan đến chuyên ngành này.
Kết luận
Kỹ sư xây dựng là một ngành nghề có triển vọng rất lớn trong bối cảnh hiện đại. Tuy nhiên khi theo đuổi công việc này bạn cũng cần đảm bảo về mặt sức khỏe và có khả năng chịu áp lực cao. Chỉ cần bạn chăm chỉ, cố gắng và quyết tâm chắc chắn sẽ đạt được thành công và mức lương tương xứng với mong muốn.