Cầu Vĩnh Tuy – một cây cầu có ý nghĩa biểu tượng cao, gắn liền với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội trong những năm trở lại đây. Vậy cầu Vĩnh Tuy được xây dựng vào năm nào và có vị trí ở đâu? Chúng ta cùng khám phá những thông tin trên trong bài viết này nhé.
Cầu Vĩnh Tuy ở đâu?
Với những người dân sinh sống tại thủ đô Hà Nội thì đã quá quen thuộc với cây cầu vừa đẹp vừa mang nhiều ý nghĩa quan trọng. Vậy cầu nằm ở vị trí nào, tại sao lại được khởi công xây dựng và công trình mang tầm chiến lược gì cho sự phát triển mảnh đất thủ đô thì tìm hiểu thông tin sau:
Cây cầu nằm ở vị trí địa lý thuận lợi
Cầu Vĩnh Tuy có vị trí nằm bắc ngang qua sông Hồng, thuộc tuyến vành đai 2, nằm trên địa phận phường Vĩnh Tuy, nối liền quận Hai Bà Trưng và quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Điểm đầu nằm trên địa phận quận Hai Bà Trưng, cách ngã 3 Minh Khai khoảng 300m, điểm cuối nằm trên địa phận quận Long Biên cách khu đô thị Sài Đồng khoảng 400m.
Cầu còn có các tuyến nhánh nhằm mục đích kết nối với hệ thống giao thông trong khu vực và với hệ thống giao thông ở các tỉnh khác góp phần rút ngắn lộ trình từ trung tâm thành phố ra quốc lộ 5 để sang các thành phố Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương…Mới đây, UBND thành phố Hà Nội đã đề xuất sẽ xây thêm cầu 2 để đáp ứng nhu cầu vận tải và đi lại của thành phố.
Tại sao dự án cầu Vĩnh Tuy lại được đề xuất khởi công?
Cầu Vĩnh Tuy là một trong 7 cây cầu vượt sông Hồng trên địa bàn thành phố Hà Nội, cây cầu có tổng mức đầu tư gần 4.000 tỷ đồng, được khởi công từ năm 2005, dự kiến hoàn thành năm 2007 nhưng phải đến cuối năm 2008 mới hoàn thành. Đây là cây cầu góp một phần không nhỏ trong việc hoàn chỉnh quy hoạch đường vành đai 2 của thủ đô và là tuyến giao thông huyết mạch của thủ đô.
Sự cần thiết khi đưa vào thi công dự án cầu Vĩnh Tuy
Trải qua gần 70 năm từ ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954), Hà Nội đã ngày càng đổi mới, vươn mình phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực: văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội. Sự phát triển đó được gắn liền với các công trình được xây dựng uy nghi, sự đổi mới nâng cấp về hạ tầng giao thông, cơ sở hạ tầng. Cầu Vĩnh Tuy được đưa vào thi công như một minh chứng cho sự phát triển toàn diện ấy.
Nó như một cột mốc đánh dấu sự trưởng thành của kinh tế Thủ đô, đánh dấu sự phát triển mới cho ngành cầu đường Việt Nam. Những năm 2000, khi Hà Nội mới chỉ có vài cây cầu bắc ngang qua sông Hồng, mọi phương tiện vận chuyển từ Long Biên, Gia Lâm đều phải đi qua cầu Chương Dương và cầu Long Biên.
Tình hình vận chuyển hàng hóa không mấy phát triển do tình trạng ùn tắc trên cầu Chương Dương kéo dài. Vì là một tuyến đường chịu áp lực giao thông lớn của Hà Nội, khả năng đáp ứng lưu thông lại nhỏ nên cần điều cần thiết là phải mở rộng, nâng cấp và xây thêm một cây cầu mới để giải quyết được áp lực này.
Trở thành một phần trong việc điều tiết giao thông của Hà Nội
Chính lúc này, UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt đề án xây dựng cầu Vĩnh Tuy, để tạo ra một trong những cây cầu bắc ngang qua sông Hồng. Giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông ở các tuyến đường giao thông ra ngoại thành của thành phố. Ngay khi được hoàn thành, cầu đã thể hiện được tầm quan trọng của mình, trở thành một cây cầu có ý nghĩa quan trọng.
Góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, phân chia lưu lượng xe cho Cầu Chương Dương và cầu Long Biên. Bên cạnh đó thúc đẩy nền kinh tế – xã hội của thành phố phát triển dựa trên sự phát triển của hai khu vực Bắc – Nam sông Hồng, góp phần đẩy mạnh sự phát triển kinh tế, giao lưu giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm.
Từ khi được xây xong, tất cả các chuyến xe khách và xe 24 chỗ không còn được xuất phát từ trung tâm Hà Nội sang Gia Lâm bằng cầu Chương Dương nữa mà phải đi qua hết bằng cầu Vĩnh Tuy. Từ đó giảm tối đa tình trạng tắc nghẽn trên cầu Chương Dương.
Công trình cầu mang một nghĩa quan trọng
Ngoài tầm quan trọng trong việc điều tiết giao thông cho thành phố, cầu Vĩnh Tuy còn mang một ý nghĩa vô cùng to lớn, nó là một trong những công trình giao thông trọng điểm để chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Ý nghĩa lịch sử này như càng tô điểm thêm cho nét đẹp của cầu.
Đây được xem là một công trình đặc biệt quan trọng, đánh dấu cột mốc trưởng thành, phát triển của ngành xây dựng cầu đường Việt Nam nói chung và của thành phố Hà Nội nói riêng.
Năm 2010, cầu được Bộ Xây Dựng công nhận là công trình cầu đường có chất lượng cao trong ngành xây dựng, cầu cũng ghi nhận nhiều kỷ lục như kết cấu chuỗi nhịp và nhịp đúc hẫng dài liên tục, chiều dài cầu dẫn bê tông cốt thép dự ứng lực dài nhất…
Hiện nay, do nhu cầu phát triển giao thông tăng cao, tình trạng giao thông ùn ứ, tắc nghẽn nên UBND thành phố HN đã có đề xuất xây dựng cầu Vĩnh Tuy 2 cạnh cầu 1 để tăng cường khả năng lưu thông của hai bên bờ bắc ngang sông Hồng, đáp ứng nhu cầu vận tải của thành phố với các khu vực các tỉnh lân cận. Công trình xây dựng cầu số 2 đã được tiến hành từ năm 2020 và dự kiến hoàn thành vào năm 2022 với tổng mức đầu tư trên 2.000 tỷ đồng.
Kỹ thuật thiết kế đặc biệt cho công trình cầu Vĩnh Tuy
Cầu Vĩnh Tuy có kết cấu vô cùng đặc biệt, được thiết kế rất chắc chắn và chịu được lực lớn, các kỹ thuật thiết kế của cầu có đặc điểm sau:
- Đây là cây cầu có kết cấu dầm hộp bê tông cốt thép dự ứng lực, sơ đồ cầu liên tục nhiều nhịp và cũng là cây cầu có nhiều nhịp nhất ở Hà Nội.
- Cầu được thi công với công nghệ đúc hẫng, là một công nghệ thi công hiện đại với phương pháp đúc bê tông các khối dầm liên tiếp từ hai phía. Cầu đạt kỷ lục về chiều dài nhịp đúc hẫng so với các cầu ở Việt Nam.
- Cầu được thiết kế với 4 làn gồm 2 làn dành cho xe cơ giới, 1 làn dành cho xe buýt và một làn dành cho xe hỗn hợp.
- Tổng chiều dài của cầu hơn 5km, phần cầu dài qua sông Hồng dài đến 3.700m. Đây là cây cầu có chiều dài thứ 4 Việt Nam sau cầu Đình Vũ – Cát Hải, cầu Vĩnh Thịnh, cầu Nhật Tân.
- Cầu được thiết kế chắc chắn, có thể bảo đảm lưu lượng người và xe khoảng 40.000 lượt người và phương tiện đi qua một ngày.
Sở dĩ có thiết kế đặc biệt như vậy là nhờ có sự hợp tác xây dựng của các công ty, đơn vị thi công, thiết kế lớn và có uy tín lúc bấy giờ: tổng công ty TVTK GTVT – CTCP (TEDI), tổng công ty xây dựng CTGT 1, tổng công ty xây dựng CTGT 5 và tổng công ty xây dựng CTGT 8, tổng công ty xây dựng Thăng Long, viện Khoa học và Công nghệ GTVT.
Cầu Vĩnh Tuy đưa vào hoạt động từ năm nào?
Cầu được khởi công và đưa vào xây dựng vào tháng 2/2005, dự kiến hoàn thành vào tháng 5/2007. Tức là dự kiến hoàn thành sau 2 năm xây dựng, nhưng sau đó, do nhiều khó khăn về công tác giải phóng mặt bằng nên tiến độ làm cầu bị chậm lại. Thành phố định lấy năm 2008 làm ngày khánh thành cho cầu, nhưng, lại vì những nguyên nhân chủ quan và khách quan.
Đến đầu năm 2009, thành phố chủ trương dốc toàn lực để có thể hoàn thành cây cầu trong năm, giúp giảm bớt áp lực giao thông của thành phố. Mãi đến gần cuối năm, tháng 9/2009, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức cắt băng khánh thành, chúc mừng cho cây cầu rộng nhất Việt Nam (vào năm 2010) đã được ra đời kỉ niệm đúng dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Ngày 26/9/2009, cầu chính thức được đưa vào hoạt động, khai thác và sử dụng. Việc đưa cầu vào sử dụng góp phần giải quyết những bức xúc của người dân về tình trạng giao thông lúc bấy giờ và tăng cường giao lưu kinh tế giữa vùng nội thành và ngoại thành, giữa nội thành và các tỉnh lân cận.
Độ dài và trọng lượng của cầu Vĩnh Tuy là bao nhiêu?
Cầu Vĩnh Tuy được xem là cầu có chiều rộng lớn nhất Việt Nam (vào năm 2010) với tổng chiều dài là 5.830m, chiều rộng là 38m, mặt cầu rộng 19,25m, phần cầu chính bắc ngang 2 bên dài 3.778m. Dự án công trình cầu tập trung nguồn nhân lực và vốn lớn, phần vốn được lấy từ ngân sách của thành phố. Trước khi xây dựng, tổng số vốn ước tính khoảng 4000 tỷ đồng.
Sau khi xây dựng và thi công đến lúc cầu được hoàn thành thì số vốn đã lên tới khoảng hơn 5000 tỷ đồng. Hiện nay, do số lượng xe cộ tăng lên, lượng người tham gia giao thông cũng nhiều lên một cách đáng kể vì vậy cầu Vĩnh Tuy không còn giải quyết được hết vấn đề giao thông của thành phố, chính vì vậy, để đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân cũng như hoạt động vận tải.
Dự án cầu Vĩnh Tuy 2 đã được UBND thành phố đề xuất và đưa vào khởi công từ cuối năm 2020, dự kiến đưa vào hoạt động vào năm 2023 với tổng số vốn đầu tư dự kiến là hơn 3000 tỷ đồng. Cầu 2 được thiết kế nằm ngay cạnh cầu 1 và có kết cấu tương tự với cầu cây cầu cũ.
Kết luận
Cầu Vĩnh Tuy là một minh chứng hùng hồn cho sự phát triển bứt phá của nền kinh tế – xã hội của thành phố Hà Nội. Không chỉ có ý nghĩa lịch sử to lớn, sự ra đời của cầu Vĩnh Tuy còn là giải pháp của thành phố, giúp giải quyết được tình trạng ùn ứ, tắc nghẽn giao thông của khu vực.