Cầu Thanh Trì là cây cầu lớn nhất Việt Nam trong dự án 7 cây cầu bắc ngang qua sông Hồng của Hà Nội, đây là một công trình có ý nghĩa với hệ thống giao thông của thành phố. Cùng khám phá bài viết để có thể tìm hiểu được kết cấu hạ tầng cũng như ý nghĩa của cây cầu đặc biệt này nhé.
Cầu Thanh Trì nằm ở đâu?
Thanh Trì là khu vực phát triển nhất trong thủ đô Hà Nội, đồ sộ với những công trình kiến trúc mang tầm quan trọng quốc gia. Một trong số đó phải kể đến cây cầu mang tên Thanh Trì được người dân vô cùng yêu thích vừa là nút giao thông thuận lợi vừa mang nhiều ý nghĩa đối với mỗi người dân thủ đô:
Vị trí địa lý vô cùng đắc địa
Cùng với 6 cây cầu: cầu Long Biên, cầu Chương Dương, cầu Thăng Long, cầu Vĩnh Thịnh, cầu Nhật Tân, cầu Vĩnh Tuy bắc ngang qua sông Hồng để cải thiện tình trạng giao thông và tăng cường giao lưu giữa các tỉnh, cầu Thanh Trì đã trở thành cây cầu lớn nhất trong 7 cây cầu và đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình đối với sự phát triển của thành phố Hà Nội.
Cầu mang tên Thanh Trì nằm trên km164 + 646 Quốc lộ 1 nối quận Hoàng Mai với quận Long Biên. Cầu có điểm đầu từ điểm cắt Quốc lộ 1 tại Pháp Vân (Hoàng Mai), cắt đường cao tốc Hà Nội với Hải Phòng tại Thạch Bàn (Long Biên), đi qua địa phận của huyện Gia Lâm và điểm cuối cắt tại quốc lộ 5 Sài Đồng (Long Biên).
Khi mới hoàn thành, cầu đã trở thành chiếc cầu rộng nhất Việt Nam với chiều dài tổng lên đến 12km, chiều dài chính 3km, rộng 33m, có kết cấu là bê tông cốt thép dự ứng lực (kết cấu thường thấy của các cây cầu lớn hiện nay).
Đến hiện tại, cầu được đưa vào sử dụng, cùng với đường vành đai III tạo nên chuỗi giao thông liên kết vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc gồm các tỉnh, thành phố Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và liên thông trục Bắc Nam.
Lịch sử xây dựng cầu Thanh Trì như thế nào?
Ngày 26/11/1999, xét đề nghị của Bộ Giao thông vận tải, Xét đề nghị của Bộ Giao thông vận tải, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt và ban hành Quyết định về việc phê duyệt đầu tư vào dự án xây dựng công trình cầu Thanh Trì và đoạn tuyến phía nam vành đai III Hà Nội với thời gian được giao hoàn thành là từ năm 2001 đến năm 2004.
Dự án xây dựng cầu được phê duyệt có tổng mức đầu tư là hơn 400 triệu USD tương đương với gần 6.000 tỷ đồng. Dự án được giao cho chủ đầu tư là Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam và Ban quản lý dự án Thăng Long với nguồn vốn sử dụng là vốn vay ODA của Nhật Bản. Cùng với cầu Nhật Tân, cầu Thanh Trì đã trở thành một trong hai cây cầu bắc ngang qua sông Hồng.
Tháng 11/2002 cầu Thanh Trì chính thức được khởi công, trong suốt quá trình xây dựng, cầu đã sử dụng tổng khối lượng thép và bê tông là 38.000 tấn và sử dụng 4 gói thầu. Ngày 18/8/2006, công tác làm cầu được tiến hành gấp rút, chuẩn bị đưa vào sử dụng. Ngày 2/2/2007, cầu chính thức được thông xe, đưa vào hoạt động. Đến ngày 9/10/2010 cầu chính thức khánh thành.
Tầm quan trọng vượt trội của cầu Thanh Trì
Là một cây cầu được xây dựng từ những năm 2000, cầu Thanh Trì không chỉ có ý nghĩa đối với sự phát triển trong ngành cầu đường, phát triển hệ thống giao thông thành phố, mà còn có ý nghĩa như một biểu tượng đối với sự hợp tác phát triển chiến lược trong quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Giảm tải sức ép cho giao thông
Áp lực từ việc gia tăng dân số dẫn tới việc gia tăng số lượng người và phương tiện đòi hỏi Hà Nội phải có những chiến lược về quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng. Ý nghĩa đầu tiên của cầu Thanh Trì chính là giảm một phần sức ép của giao thông đang đè nặng lên cầu Chương Dương – cây cầu đã quá tải trong việc vận chuyển số lượng người qua lại mỗi ngày.
Biểu tượng đặc biệt của Hà Nội
Từ khi ra đời cầu Thanh Trì đã khiến cho không biết bao người thán phục bởi quy mô hoành tráng của nó. Hiện nay cầu được xây thêm những hàng cây xanh mướt hai bên tạo nên một ấn tượng khó quên cho những người từng đi qua cây cầu lịch sử này. Đồng thời hệ thống nút giao thông trên cầu tạo nên hệ thống vòng cung hình hoa thị uốn lượn đẹp mắt và đặc biệt lung linh khi đêm về.
Đánh dấu sự phát triển kinh tế – xã hội của thành phố
Cầu Thanh Trì không chỉ có ý nghĩa về giao thông mà nó còn đánh dấu một bước tiến mới trong việc phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô, cầu được xây với nhiều ứng dụng công nghệ mới và nguồn vốn lớn đã giúp cho thành phố hoàn thiện hơn, ngày càng phát triển hơn trên con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Góp phần là cầu nối giao thương với các tỉnh, thành phố
Cùng với đường vành đai 3, giúp các phương tiện lưu thông xuyên suốt trên Quốc lộ 5 và Quốc lộ 1 để đến Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương và liên kết với trục giao thông 2 miền Nam – Bắc thúc đẩy sự phát triển của khu vực Đồng bằng sông Hồng nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng.
Tính đến năm 2022, cầu Thanh Trì được đưa vào sử dụng gần 15 năm, mặc dù số lượng phương tiện không ngừng tăng lên nhưng cầu vẫn chưa có dấu hiệu xuống cấp và vẫn là một trong những cây cầu huyết mạch của Hà Nội.
Quy mô và chiều dài của cầu Thanh Trì
Cầu Thanh Trì là một trong những cây cầu có chiều dài dài nhất Việt Nam với điểm bắt đầu của cầu là tại Pháp Vân hướng về phía Đông Bắc. Vượt đê sông Hồng tại cầu và cuối cùng đặt chân ở điểm cuối ở Long Biên, đoạn cuối cắt quốc lộ 5 tại Sài Đồng nối với Quốc lộ 1 mới.
Tổng chiều toàn bộ cầu gồm đường bắc qua sông và đường dẫn là hơn 12.000m, đoạn chính bắc qua sông Hồng có chiều dài là 3.084m, rộng 33,10m. Cầu Thanh Trì chịu được trọng tải lớn, có thể chịu các xe tải bánh lốp có trọng tải lên đến 30 tấn và xe tải bánh xích có trọng tải dưới 80 tấn. Cầu có 6 làn xe chạy với 4 làn xe là làn cao tốc.
Kết cấu hạ tầng của cầu Thanh Trì
Cầu Thanh Trì được xây dựng bằng bê tông cốt thép vững chãi, được xây dựng bằng 52 trụ cầu kép và 2 mối trên nền móng có 1.340 cọc khoan nhồi bê tông có đường kính từ 1 – 2m và khoan xuống độ sâu từ 30 – 50m xuống đáy sông Hồng. Kết cấu phần trên của cầu chính được thiết kế cầu dầm hộp liên tục bê tông dự ứng lực (phương pháp thi công đúc hẫng cân bằng.
Phần móng thì được sử dụng cọc khoan nhồi (phương pháp thi công khoan tuần hoàn ngược). Phần cầu dẫn có kết cấu phần trên là thiết kế cầu dầm hộp liên tục bê tông dự ứng lực nhịp cơ bản và phần móng cũng được sử dụng cọc khoan nhồi với phương pháp thi công khoan tuần hoàn ngược.
Tiêu chuẩn thiết kế cầu được sử dụng bao gồm: Quy trình tiêu chuẩn AASHTO cho cầu đường bộ, tiêu chuẩn thiết kế cầu Việt Nam 22TCN 018 – 79 và tiêu chuẩn kỹ thuật đối với cầu đường bộ Nhật Bản. Kết cấu hạ tầng của cầu Thanh Trì có trọng tải là: H30 – XB80: kí hiệu này có nghĩa là các xe tải bánh lốp có trọng tải dưới 30 tấn và xe bánh xích dưới 80 tấn thì được qua cầu.
Dự án cầu Thanh Trì có ý nghĩa lớn cho thành phố thủ đô
Khi được đề nghị thiết kế và thi công dự án cầu đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ không chỉ trong nước mà còn bạn bè quốc tế. Công trình cũng đã đánh dấu một bước tiến mới trong việc hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam – Nhật Bản. Vậy ngoài ý nghĩa về quan hệ ngoại giao thì cầu Thanh Trì còn mang nhiều ý nghĩa chiến lược quan trọng, cụ thể là:
Mang ý nghĩa chiến lược trong hợp tác quốc tế
Dự án cầu Thanh Trì đã mang đến cho thành phố một diện mạo và một tầm nhìn mới. Dự án có tổng mức đầu tư đạt tới gần 6.000 tỷ đồng và sử dụng nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản. Việc được Nhật Bản giúp đỡ và cấp vốn ODA vào việc xây dựng cầu đã chứng tỏ được mối quan hệ hữu nghị hợp tác của Việt Nam và Nhật Bản.
Hơn nữa cầu còn thể hiện sự tin tưởng và sự sẵn sàng giúp đỡ của bạn bè quốc tế với Việt Nam. Dự án cầu Thanh Trì đã giúp cho Hà Nội như khai thông thêm huyết mạch, đẩy mạnh công cuộc phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa của thành phố, đưa hệ thống giao thông, cầu đường lên một tầm cao mới, nhìn rộng ra, dự án này có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng.
Mang công nghệ xây dựng mới về cho thành phố
Cả 4 gói thầu được sử dụng trong giai đoạn xây cầu Thanh Trì đều được sử dụng từ những nhà thầu uy tín, có kỹ thuật cao. Tất cả đều được sử dụng nhiều công nghệ tốt của Nhật Bản: công ty Liên doanh Obayashi và Sumitomo Construction, Liên danh Sumitomo-Mitsui, Tổng công ty Xây dựng Thăng Long và Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 8).
Trong quá trình thi công và xây dựng, các nhà thầu đã sử dụng những công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới lúc đó để áp dụng vào việc xây cầu: công nghệ đúc dầm cầu sử dụng dàn giáo di động lần đầu tiên có tại Việt Nam, công nghệ bê tông cốt thép dự ứng lực, công nghệ đúc hẫng cân bằng cầu dầm với nhiều nhịp dài, công nghệ thi công bệ móng trụ chính bằng cọc ống thép tròn…
Kết luận
Qua 15 năm được xây dựng và phát triển, cầu Thanh Trì đã bộc lộ được hết những vai trò to lớn của mình trong việc góp phần xây dựng thành phố, giúp cho thành phố ngày càng phát triển. Mong rằng Hà Nội sẽ xây dựng được thêm nhiều cây cầu có giá trị như vậy trong tương lai.