Cầu Phú Mỹ được biết đến là cây cầu văng dây lớn nhất thành phố Hồ Chí Minh và là một trong năm cây cầu văng dây lớn nhất của nước ta, sở hữu một thiết kế độc đáo và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thành phố. Cùng khám phá cây cầu này qua bài viết sau nhé.
Địa chỉ cầu Phú Mỹ ở đâu?
Là một người mới vào thành phố Hồ Chí Minh, bạn sẽ rất bất ngờ bởi vẻ tráng lệ, xa hoa của thành phố này. Đặc biệt, khi cần đi ngang qua quận 7, bạn sẽ không khỏi trầm trồ và thán phục trước vẻ đẹp của một cây cầu rất lớn, rất hiện đại có dây văng lớn và dài – cầu Phú Mỹ – cây cầu dây văng lớn nhất của Sài Gòn.
Cầu Phú Mỹ là cây cầu được xây dựng bắc ngang qua sông Sài Gòn, nối liền giữa khu đô thị Thủ Thiêm ở quận 2 và khu đô thị Phú Mỹ Hưng ở tận 7. Cây cầu này nằm ở vành đai ngoài của thành phố Hồ Chí Minh, mục đích ra đời là để góp phần giảm sự quá tải cho hệ thống giao thông trong nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh.
Kể từ khi ra đời, cầu Phú Mỹ đã góp phần rút ngắn khoảng cách giữa các quận 2, quận 7 và quận 9, nối liền giao thông giữa các quận này lại với nhau tạo nên sự thuận tiện trong việc đi lại giữa hai đô thị lớn. Không chỉ kết nối 2 khu đô thị lớn, cầu còn giúp cho việc lưu thông giữa thành phố Hồ Chí Minh được dễ dàng hơn, cụ thể là giúp cho việc đi lại giữa các miền được dễ dàng hơn.
Cầu Phú Mỹ được xây dựng như thế nào?
Cầu Phú Mỹ là biểu tượng nổi bật của thành phố Hồ Chí Minh với vẻ đẹp tuyệt vời cùng với ý nghĩa đặc biệt. Vậy tại sao cầu được xây dựng và quá trình đó diễn ra như thế nào thì cùng tìm hiểu dưới đây:
Lí do ra đời của cầu Phú Mỹ
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm phát triển nhất về kinh tế và thương mại của cả nước của cả nước nên việc phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật là việc làm hết sức cần thiết. Chính vì vậy, việc cần thiết là phải xây dựng một cây cầu với mục tiêu đầu tiên là nối liền giao thông của quận 2 và quận 7, tiếp theo là đóng vai trò là cầu nối cho giao thông của Hồ Chí Minh đến các thành phố lân cận.
Quá trình hình thành của cây cầu dây văng lớn nhất Sài Gòn
Nhờ những kinh nghiệm lớn trong lĩnh vực xây dựng, dự án đã được giao cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Phú Mỹ là nhà đầu tư theo hình thức đầu tư BOT với tổng số vốn là trên 2.000 tỷ đồng, thời gian thu phí là 26 năm. Vào ngày 9/9/2005, cầu Phú Mỹ được khởi công và đưa vào giai đoạn thi công, dự kiến cầu sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2009.
Tuy nhiên nhờ tiến độ thi công nhanh và hiệu quả nên đến cuối tháng 8 năm 2009 cầu đã được hoàn thành. Ngày 2/9/2009, cầu đã được khánh thành và chính thức đi vào hoạt động. Cây cầu như một món quà tinh thần to lớn cho người dân thành phố Hồ Chí Minh và cũng chính là một món quà mà người dân thành phố dành cho Bác Hồ kính yêu chào mừng kỷ niệm 64 năm ngày Quốc khánh.
Cầu Phú Mỹ có độ dài bao nhiêu?
Cầu có tổng chiều dài phần cầu là 2.103m, rộng 27,5m, gồm 6 làn xe lưu thông, có thể cho 100.000 lượt người và phương tiện lưu thông qua lại mỗi ngày; có tĩnh không thông thuyền 45m, khổ thông thuyền 250m đảm bảo cho tàu biển có trọng tải 30.000 tấn lưu thông dễ dàng khi đi dưới cầu.
Khi mới ra đời, đây là cây cầu dây văng dài và hiện đại nhất ở Việt Nam, có ý nghĩa góp phần là cầu nối giữa quận 2 và quận 7, hoàn thiện đường vành đai 2 và giảm bớt áp lực lưu thông xuyên qua nội bộ, tạo sự thuận tiện cho các phương tiện ra vào các cảng của thành phố.
Đặc điểm nổi bật của công trình cầu Phú Mỹ
Cầu phú Mỹ là cầu dây văng lớn, đẹp nhất của thành phố Hồ Chí Minh, nối giữa quận 2 và quận 7 cùng các quận khác trong nội đô, giúp giao thông được thuận lợi hơn, cùng điểm qua một số đặc điểm nổi bật của cầu.
Là cây cầu dây văng lớn nhất toàn thành phố
Cầu dây văng là loại cầu có các giá treo thẳng đứng kết nối với nhau bằng những chuỗi dài vòng cung võng xuống như những cánh cung lớn, trên dây cáp treo, dây được ném qua giá treo và neo lại trên thành cầu. Toàn bộ các dây cáp bị võng xuống theo đường vòng cung. Trên lòng cầu được treo một số lượng cây lớn cáp xiên để dây được kéo căng ra và thẳng đứng.
Nhìn từ xa giống như hình cánh quạt hoặc các đường thẳng nằm song song với nhau. Là một trong những cây cầu dây văng hiếm hoi trên thế giới, cầu Phú Mỹ đã trở thành một biểu tượng không thể thiếu trong lòng mỗi người dân ở thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, khi đến thành phố xinh đẹp này bạn đừng quên đến và ngắm nhìn vẻ đẹp tráng lệ của cây cầu dây văng này nhé.
Là cầu nối giữa các quận nội thành và các tỉnh ngoại thành
Cầu Phú Mỹ được ra đời để kết nối khu đô thị Phú Mỹ Hưng và khu đô thị Thủ Thiêm, tạo điều kiện phát triển kinh tế – xã hội giữa hai quận nội thành này. Điều đặc biệt là ngoài việc kết nối 2 quận trên với nhau, cầu còn tạo điều kiện thuận lợi để giúp cho người dân các tỉnh miền Bắc và miền Trung đi xuống các tỉnh miền Tây dễ dàng hơn.
Là cây cầu huyết mạch của thành phố, từ khi xuất hiện, cây đã khiến cho giao thông trong thành phố được thuận tiện hơn, rút ngắn khoảng cách giữa các quận, là cầu nối giữa các tỉnh lân cận, tạo sự thuận lợi cho người dân khi tham gia giao thông.
Giảm ùn tắc giao thông cục bộ trong thành phố
Áp lực từ việc gia tăng dân số và gia tăng các đô thị dẫn tới việc gia tăng số lượng người và phương tiện đòi hỏi thành phố Hồ Chí Minh phải có những chiến lược về quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng. Chính vì vậy, cầu Phú Mỹ đã được quy hoạch và thực hiện nhiệm vụ đó – giảm sức ép của giao thông đang đè nặng lên các quận nội thành, giúp phân bổ và giảm bớt lưu lượng xe lưu thông vào thành phố.
Cầu Phú Mỹ cho phép các loại xe tải có trọng tải lớn, xe container, xe nhiều chỗ chạy qua giúp cho thành phố Hồ Chí Minh không bị quá tải bởi các loại xe này, đồng thời giúp nội thành giảm ô nhiễm, bụi bẩn, khói bụi và hạn chế những tai nạn giao thông không đáng có, tạo sự thông thoáng cho các tuyến đường trong nội thành.
Một biểu tượng đẹp trong lòng người dân thành phố
Cầu Phú Mỹ ra đời và được khánh thành đúng ngày 2/9. Đây là ngày Quốc khánh Việt Nam, cũng là ngày mang ý nghĩa lịch sử và được toàn dân mong chờ. Chính vì vậy, ngoài ý nghĩa phát triển giao thông thành phố ban đầu thì cầu còn mang một ý nghĩa vô cùng lớn lao, là biểu tượng quan trọng của thành phố.
Tiềm năng phát triển của cầu Phú Mỹ
Nhờ vẻ đẹp độc đáo của mình và những vai trò quan trọng trong việc điều tiết giao thông, cầu Phú Mỹ đã mang lại nhiều giá trị cho thành phố, đây là một tiềm năng lớn của cây cầu, cùng điểm qua tiềm năng phát triển của cây cầu này nhé.
Tiềm năng thu hút du lịch
Do có chiều dài và chiều rộng lớn cùng với địa điểm giữa trung tâm, cầu đã thu hút được khá đông bạn trẻ đến thăm và check in ở cây cầu. Thời điểm thích hợp nhất để đến cây cầu chụp hình là vào lúc chiều khi hoàng hôn buông xuống, hoặc khi thành phố lên đèn để có thể đi bộ hóng gió dưới sự lung linh huyền ảo của ánh đèn trên cầu.
Nếu là đến vào buổi chiều để ngắm hoàng hôn, các bạn sẽ được ngắm nhìn khung cảnh tráng lệ của thiên nhiên hòa với khung cảnh tấp nập của dòng người. Phía trước là sự bình yên, mây trắng lững thững bay, những tia nắng mặt trời cuối cùng còn đang le lói trước khi nhường chỗ cho màn đêm kéo tới. Còn phía sau là sự ồn ào, náo nhiệt của dòng người tấp nập đang nhanh chân trở về nhà.
Còn nếu đến đây vào buổi tối để đi dạo, bạn sẽ được chứng kiến một vẻ đẹp mới của thành phố, khác với vẻ ồn ào lúc ban chiều, cây cầu như khoác lên mình một chiếc áo mới, nhẹ nhàng hơn, bình yên hơn mà cũng lộng lẫy hơn. Đèn cầu lúc này được thắp sáng, nhìn từ xa như một chiếc cung lớn, thật tráng lệ mà cũng thật thơ mộng. Đứng trên cầu đón từng làn gió nhè nhẹ thổi qua.
Giúp những địa điểm xung quanh được nhiều người biết đến
Nhờ sự xinh đẹp của mình, cầu Phú Mỹ được nhiều người biết đến và ghé thăm, tuy nhiên, với những bạn từ xa đến, nếu chỉ đến ngắm bình minh hoặc đi dạo trên cầu rồi về thì có lẽ hơi mất công. Chính vì vậy, khi tìm hiểu về cách đến cầu, mọi người thường có xu hướng tìm kiếm những địa điểm vui chơi ở xung quanh để có thể tận hưởng trọn vẹn thời gian và công sức mình đã bỏ ra để đến cầu.
Một số địa điểm xung quanh cầu Phú Mỹ mà bạn có thể ghé thăm là:
- Đến bảo tàng tranh 3D Artinus (địa chỉ: số 2 Đường số 9, Khu đô thị Him Lam, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh)
- Nhà tuyết Sài Gòn Polar Expo (địa chỉ: số 02 – 04, đường số 9, khu đô thị Him Lam, P.Tân Hưng Thuận, Q.7, TP.HCM)
- Khu vui chơi Crescent Mall (địa chỉ: số 101, đường Tôn Dật Tiên, P.Tân Phú, Q.7, TP.HCM)
Kết luận
Qua 13 năm hình thành và phát triển, cầu Phú Mỹ đã ngày càng chứng minh được vai trò và tầm quan trọng của mình trong sự phát triển của giao thông thành phố. Không chỉ là một biểu tượng ý nghĩa, cây cầu còn đánh dấu một bước tiến quan trọng trong sự phát triển kinh tế – xã hội của thành phố Hồ Chí Minh trong thời đại mới.