Cát xây là loại vật liệu dạng hạt, có nguồn gốc tự nhiên bao gồm các hạt đá và khoáng vật nhỏ mịn. Kích thước của hạt cát thường nằm trong khoảng 0,05-1mm. Cát xây dựng là một trong những vật liệu cần thiết góp phần vào việc hoàn thiện một công trình. Cát xây nói riêng và vật liệu nói chung quyết định đến chất lượng thi công công trình. Do đó, cần chọn loại cát sạch, phù hợp với mục đích nhằm tiết kiệm chi phí và công sức sàng lọc.
Cát xây dựng có những loại nào?
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại cát được sử dụng trong các công trình. Mỗi loại đều có đặc điểm và chức năng riêng để phù hợp với từng công trình. Cát xây dựng được chia làm 5 loại, gồm cát vàng, cát đen, cát san lấp, cát xây tô và cát bê tông.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Đá xây dựng có bao nhiêu loại? Tính ứng dụng của từng nhóm
- Gạch xây dựng có bao nhiêu loại? Đặc tính của từng loại gạch
- Xi măng xây dựng có những loại nào được sử dụng phổ biến?
Cát vàng
Đây là loại cát xây dựng phổ biến nhất đối với các công trình hiện nay. Cát vàng là loại cát có hạt màu vàng và có nhiều loại kích cỡ khác nhau.
Các công trình thường sử dụng loại cát này ở các vị trí chịu lực hoặc dùng để đổ bê tông. Ngoài ra, cát vàng còn được dùng để lát nền tại những khu vực ẩm ướt.
Khi để đổ bê tông cần lưu ý quy định tiêu chuẩn của loại cát này, cỡ hạt từ 1.5 đến 3mm, không lẫn tạp chất. Trong các công đoạn trát tường, dùng cát vàng sẽ không tốt, tường sẽ trông xù xì, không phẳng, và thiếu tính thẩm mỹ.
Cát đen
Cát đen là loại cát xây dựng có hạt màu sẫm, gần giống màu đen. Loại cát này có hạt nhỏ, mịn và không lẫn tạp chất. Với giá bán tương đối rẻ nên cát đen được sử dụng rộng rãi trong xây dựng, trát bề mặt từ các công trình cao ốc đến xây dựng dân dụng.
Cát san lấp
Cát san lấp thực chất là loại cát đen mịn, nhưng loại cát này lại có cỡ hạt không đồng đều với nhau và thường lẫn nhiều tạp chất.
Trong các công trình, cát san lấp thường sử dụng để san lấp nền móng các công trình như nhà ở, khu thương mại… bảo đảm công trình không bị ảnh hưởng nhiều từ địa chất.
Yêu cầu về tiêu chuẩn của cát xây dựng này cũng không quá khắt khe, chỉ cần không pha lẫn tạp chất (dưới 20%) là được. Loại cát này có giá bán rẻ, nên được dùng phổ biến với số lượng lớn trong các công trình.
Cát xây tô
Cát xây tô là loại cát sạch, hạt mịn, thường được dùng để xây hoặc trát tường. Trong các công trình, cát xây tô rất quan trọng nên cần phải chọn đúng loại cát tốt và pha trộn tỉ lệ đúng yêu cầu kỹ thuật mới đảm bảo tường nhà, công trình bền vững. Cát được sàng lọc cẩn thận và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, không lẫn sỏi, đất sét và các tạp chất vón cục khác…
Cát bê tông
Có thể bạn quan tâm:
- Đại học xây dựng – Nơi đào tạo hàng ngàn kỹ sư chuyên nghiệp
- Tháp Eiffel – Công trình gắn liền với lịch sử của Pháp
Cát bê tông thường có màu vàng, kích thước hạt lớn, từ 2.0-3.3mm. Loại cát xây dựng này chủ yếu được khai thác từ đất đai và khoáng sản tự nhiên. Sau khi kết hợp cùng các thành phần cốt liệu tạo thành cát bê tông.
Cát bê tông không dùng cho việc xây tô được vì kích thước hạt quá to so với quy định làm cho bề mặt tường không được láng mịn, ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ của công trình.
Tổng quan thị trường cát xây dựng
Vụ vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) dẫn số liệu thống kê từ các địa phương cho thấy, tổng trữ lượng cát, sỏi đủ tiêu chuẩn làm cát xây được các địa phương phê duyệt theo thẩm quyền khoảng 692 triệu m3; công suất cấp phép khai thác cát xây dựng khoảng 62 triệu m3/năm.
Tuy nhiên, theo tính toán của Viện vật liệu thì nhu cầu sử dụng cát xây cả nước hàng năm khoảng 130 triệu m3. Như vậy, nguồn cung hợp pháp chỉ đáp ứng được từ 40-50% nhu cầu cát xây dựng.
Cát tự nhiên là vật liệu cần thiết trong công trình và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên này cũng chỉ có hạn. Vì khan hiếm, tình trạng khai thác cát trái phép đã xảy ra và gây ảnh hưởng tiêu cực cho môi trường cũng như đời sống của người dân.
Trên thực thế, tình trạng thiếu cát xây tại một số thời điểm và một số nơi đã xảy ra trong thời gian vừa qua.
Trên đây là những thông tin mình muốn mang tới cho các bạn về các loại cát xây dựng, mong rằng những kiến thức trên sẽ giúp ích cho quá trình xây dựng công trình của bạn nhé.