Những ngôi biệt thự tân cổ điển mang trong mình sự sang trọng, kiêu sa mà vẫn có nét trẻ trung, hiện đại. Dưới đây, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu để biết thêm về những nét đặc biệt, nguồn gốc cũng như đặc trưng nổi bật của biệt thự phong cách tân cổ điển để biết xem mình có nên tân trang lại ngôi nhà theo phong cách này không nhé.
Những thông tin chung về biệt thự tân cổ điển
Biệt thự tân cổ điển là những thiết kế nhà ở theo phong cách kiến trúc kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại. Sự pha trộn giữa hai dòng thời gian tưởng chừng như trái chiều nhưng lại tạo nên những thiết kế mới vô cùng độc đáo. Có thể nói, kiến trúc tân cổ điển là sự cách tân, lược bỏ bớt những nét cầu kỳ, rườm rà nhằm tạo nên một tổng thể công trình thời thượng, sang trọng và cũng rất tinh tế.
Phong cách thiết kế của nó có nguồn gốc từ phương tây và nó được thịnh hành cho đến ngày hôm nay, lối kiến trúc này được phối trộn từ nhiều phong cách khác nhau. Do đó có thể thấy được nhiều đột phá và đem lại trải nghiệm mới lạ cho gia chủ, cách thiết kế này phù hợp với thẩm mỹ của nhiều người và cá tính của từng cá nhân.
Hoa văn được trang trí và chạm khắc trên ngôi nhà cũng đậm chất cổ điển, hơn hết các màu sắc nhẹ nhàng trang nhã cũng cho thấy gia chủ đã đầu tư vào ngôi nhà của mình như thế nào. Nét đẹp cổ kính này không quá cầu kỳ và rườm rà gây rối mắt mà khá là nhẹ nhàng dịu mắt, các thiết kế trang trí tập trung vào đồ nội thất khá nhiều.
Kiến trúc biệt thự tân cổ điển có gì đặc biệt?
Lược giản những chi tiết rườm rà và giữ lại sự đơn giản nhưng tinh xảo được thể hiện khi các nhà thiết kế không sử dụng những hoa văn hay phào chỉ phức tạp mà thay vào đó sẽ được trang trí với các họa tiết nhẹ nhàng, đơn giản hơn trên các hệ cột trụ hay mặt phẳng tường nhà.
Có thể thấy, trước đây kiểu mái vòm khá thông dụng còn ngày nay lối thiết kế này cũng có thể sử dụng thêm mái thái hoặc mái bằng tạo nên sự mới mẻ và hiện đại hơn. Đồng thời, nhà thiết kế còn kết hợp hành lang và mái đón mang lại cảm giác rất mềm mại.
Hệ thống cửa bao quanh biệt thự thường được cách điệu bằng cửa kính khung gỗ tương tự như kiến trúc hiện đại tạo nên một không gian mở có thể kết nối con người với thiên nhiên một cách tốt hơn.
Không gian bên ngoài nhà thiết kế còn phối hợp những tiểu cảnh xung quanh để biệt thự trở nên lộng lẫy và sang trọng hơn. Một bãi cỏ xanh, vườn hoa hoặc cây cảnh được trang trí hai bên hông nhà một cách đơn giản mà xinh xắn sẽ là nơi lý tưởng cho chúng ta thư giãn sau những lúc mệt mỏi, bộn bề của cuộc sống.
Lịch sử hình thành phong cách tân cổ điển của biệt thự
Tất cả những nét đặc điểm trên đã tạo cho phong cách này những điểm nhấn ấn tượng, do đó đây sẽ là sự lựa chọn sáng suốt khi thiết kế nhà ở hiện đại. Thế nhưng không phải ai cũng biết, chúng có từ khi nào, chúng ta cùng tìm hiểu về lịch sử hình thành biệt thự phong cách tân cổ điển dưới đây.
Những ngôi biệt thự tân cổ điển có nguồn gốc từ phương Tây, cụ thể là từ đất nước Hy Lạp và La Mã cổ đại. Đây là giai đoạn khoảng giữa thế kỷ XVIII (thời kỳ hậu Phục hưng đang phát triển thịnh vượng) và được ưa chuộng đến nay.
Kế thừa các phong cách kiến trúc cổ điển nên kiến trúc của các căn biệt thự mang tính đối xứng, tỷ lệ hình học và sự hài hòa của các cấu trúc, nó sở hữu đường nét mềm mại, hoa văn trang trí tinh tế giống như kiến trúc Phục hưng nhưng được tiết giảm đi những chạm trổ cầu kỳ, dày đặc, vừa có sự nhẹ nhàng, khỏe khoắn của kiến trúc hiện đại. Sự giao thoa của nhiều phong cách kiến trúc này mang lại sự độc đáo, mới mẻ cho gia chủ cho không gian sống của mình.
Điểm đặc đặc biệt trong thiết kế của biệt thự tân cổ điển
Ngày nay, các thiết kế về biệt thự cũng rất phong phú và đa dạng. Thiết kế biệt thự tân cổ điển cũng đã có nhiều sự cải tiến và thay đổi theo thời gian và thị hiếu của khách hàng, tuy nhiên vẫn luôn có những đặc điểm được duy trì và không thay đổi. Đó chính là những sự khác biệt so với rất nhiều những loại hình biệt thự hiện nay. Những đặc trưng đó là:
Yếu tố cảnh quan và thiên nhiên hòa hợp
Khi thiết kế biệt thự mang phong cách tân cổ điển, vẻ đẹp của nó không chỉ dừng lại ở kiến trúc mà sự hấp dẫn còn thể hiện ở những tiểu cảnh xung quanh ngôi nhà cũng khiến căn biệt thự lộng lẫy, sang trọng hơn.
Các nhà thiết kế đã sắp xếp các cây cảnh, vườn hoa , đài phun nước, hồ cá… trong biệt thự để vừa phù hợp xu hướng hiện đại ngày nay, đồng thời mang lại không gian thoáng đãng và giúp gia chủ không bị gò bó, đơn điệu. Không những thế, những bộ bàn ghế bằng mây, tre đan… cũng tô điểm thêm cho khuôn viên biệt thự thêm phần hiện đại.
Có gia chủ còn chủ động lựa chọn các cây cảnh hoặc đồ vật hợp phong thủy để mang lại may mắn cho cả gia đình của mình. Sẽ rất tuyệt vời mỗi khi quay trở về ngôi nhà của mình để tận hưởng không gian thư thái, dễ chịu như thế phải không các bạn?
Không gian ánh sáng màu vàng nhạt
Rất dễ để bạn nhận ra, ánh sáng màu vàng nhạt mang lại cảm giác ấm áp, gần gũi nhưng vẫn tôn lên nét sang trọng và đẳng cấp cho biệt thự của mình. Không chỉ thế, khi thiết kế biệt thự tân cổ điển, màu sắc này còn có tác động tích cực đến mắt vì đó là màu đơn sắc. Vì vậy, những lựa chọn về hệ thống ánh sáng (ví dụ về đèn chùm) cũng thường có sắc vàng để tôn sự hoa lệ của biệt thự.
Các đường nét và nội thất biệt thự được tiết chế và lược giản
Khi nhìn vào những hoa văn điêu khắc ở trên bề mặt nội thất, bạn sẽ thấy rằng nó sẽ được thiết kế lược giản để giữ lại sự tinh xảo của những hoa văn đó. Ngoài ra, các nhà thiết kế cũng có thể sử dụng những chi tiết độc đáo, lạ mắt và phù hợp với ngôi nhà của bạn.
Trong thiết kế biệt thự, các hình khối sẽ được bố trí tại những vị trí đối xứng để đảm bảo sự cân đối và đa dạng, phù hợp với nhu cầu của mỗi gia chủ. Không thể thiếu trong không gian biệt thự là những bức tranh, đặc biệt là tranh điêu khắc nằm trên cùng mặt phẳng và hạn chế khung để lược bỏ sự gồ ghề và rườm rà không đáng có, tạo sự đơn giản, độc đáo nhưng vẫn giữ nguyên ý nghĩa của chúng.
Các vật liệu kính được ứng dụng khá nhiều
Chính vì kính có tác dụng tối ưu đối với việc phản chiếu và cho ánh sáng xuyên qua, nên nó trở thành lựa chọn hoàn hảo khi thiết kế biệt thự tân cổ điển. Thiết kế những vách ngăn bằng vật liệu kính khiến không gian nhà bạn mở rộng, góp phần xua tan cảm giác tù túng và tăng tính thẩm mỹ lên rất nhiều.
Kính không thể thiếu trong các thiết kế cửa sổ, nhà tắm nhỏ, làm lan can cầu thang, vách ngăn cửa, ban công,…Sẽ rất tuyệt vời nếu các bạn có thể ngắm cảnh từ trong nhà nhìn ra ngoài vườn hay khuôn viên rộng lớn thông qua các cửa sổ được làm bằng vật liệu kính. Tuy nhiên, đối với những ngôi nhà có hướng nhìn đón nắng, bạn cần có biện pháp để che chắn phù hợp.
Đối với bất kỳ loại hình biệt thự nào, chúng ta cũng có thể cảm nhận được những lợi thế cũng như bất lợi khi thiết kế. Vậy đối với biệt thự mang phong cách tân cổ điển, chúng ta hãy cùng xem xét những ưu điểm và nhược điểm của nó nhé!
Ưu, nhược điểm của phong cách biệt thự tân cổ điển
Trong quá trình xây dựng biệt thự phong cách tân cổ điển, bạn có thể nhận thấy các ưu điểm, nhược điểm sau đây:
Ưu điểm của phong cách biệt thự tân cổ điển
Ưu điểm mà bạn thường thấy khi thiết kế các căn biệt thự tân cổ điển là diện tích mỗi sàn khá lớn, không gian sinh hoạt rộng rãi, thoáng đãng nên rất thích hợp với những gia đình có đông thành viên sinh sống.
Cũng vì biệt thự có diện tích lớn và thường xây tường 2 lớp, trần nhà lại cao và thoáng nên khi sống trong ngôi nhà được thiết kế theo phong cách này gia chủ sẽ cảm thấy rất mát mẻ vào mùa hè.
Chủ yếu, các kiến trúc sư thiết kế theo phong cách này đều sử dụng các hệ mái quen thuộc là mái thái hoặc mái nhật ở ban công để giúp biệt thự chống nóng, chống ẩm, vì vậy rất thích hợp với khí hậu của Việt Nam.
Nhược điểm của phong cách biệt thự tân cổ điển
Để xây dựng hoàn thành được một ngôi biệt thự thì chi phí bỏ ra (ví dụ: thuê kiến trúc sư thiết kế và giám sát, mua nguyên vật liệu, công thợ…) sẽ là rất lớn vì sự cầu kỳ, phức tạp của công trình này so với các công trình theo phong cách kiến trúc hiện đại khác. Mặt khác công việc cũng đòi hỏi từ nhà thiết kế đến thợ thi công cũng phải có kỹ thuật và chuyên môn cao để xây dựng theo đúng bản vẽ thiết kế, đáp ứng yêu cầu công việc.
Thời gian xây dựng biệt thự tân cổ điển hoàn thành cũng sẽ lâu hơn bởi độ khó và tỉ mỉ trong từng chi tiết yêu cầu khá là cao khi xây dựng. Theo thời gian cũng như thị hiếu của mỗi thành viên trong gia đình có thể cũng có sự thay đổi thì mẫu thiết kế theo phong cách tân cổ điển sẽ không còn phù hợp với một số thành viên trong gia đình.
Kết luận
Từ lâu, biệt thự tân cổ điển đã trở thành sự lựa chọn của rất nhiều gia chủ kỹ tính bởi những thiết kế vừa mang hơi thở thời đại cùng với những giá trị truyền thống mà nó vẫn lưu giữ. Mong rằng những thông tin trên có thể giúp ích cho các bạn trong việc lựa chọn phong cách phù hợp cho gia đình của mình.