Kiến trúc nội thất & mỹ thuậtChứng chỉ hành nghề xây dựng - Loại giấy phép cần phải...

Chứng chỉ hành nghề xây dựng – Loại giấy phép cần phải có

Chứng chỉ hành nghề xây dựng cần một số điều kiện trước khi bạn xin giấy phép, khi đã có được giấy tờ này, bạn mới có thể làm việc hợp pháp và được hưởng bảo hiểm. Cụ thể chứng chỉ này là gì và quy trình nhận như thế nào, hãy cùng khám phá ngay sau đây.

Tìm hiểu chung về giấy phép hành nghề xây dựng

Chứng chỉ hành nghề xây dựng là giấy tờ bắt buộc nếu bạn muốn làm việc trong ngành xây dựng, mỗi cá nhân cần học tập và trau dồi để có được tấm bằng này. Đây là quy định bắt buộc của Nhà nước ta, mọi công dân Việt Nam đều phải tuân thủ theo các điều khoản.

Được biết, đây là loại văn bản tóm tắt có quy mô ngắn gọn, súc tích của những cơ quan có thẩm quyền như Cục quản lý xây dựng hoặc Sở xây dựng thẩm định chuyên môn của các cá nhân. Nếu đã đạt chuẩn, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp phép cho công dân tham gia vào quá trình hoạt động xây dựng trong nước.

Tìm hiểu chung về giấy phép hành nghề xây dựng
Mặt bìa của chứng chỉ đúng theo bản mẫu chuẩn

Giải thích một cách đơn giản hơn, chứng chỉ hành nghề về xây dựng như một tấm vé thông hành cho những ai muốn làm việc trong lĩnh vực xây dựng. Khi đã có được chứng chỉ, bạn sẽ hoạt động một cách hợp pháp, cơ hội thăng chức cao hơn và được bảo đảm quyền lợi người lao động theo quy định của pháp luật.

Với đặc thù là một ngành nghề có rủi ro tại nạn cao, vậy nên nếu bạn thật sự đam mê xây dựng, hãy cố gắng đạt được chứng chỉ hành nghề để được Nhà nước công nhận. Khi đó, bạn sẽ nhận được bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn công việc một khi có vấn đề nào đó không may xảy ra. Cơ quan có thẩm quyền sẽ có đợt kiểm tra bất ngờ, nếu bạn cố ý hoạt động trái phép sẽ phải chịu những chế tài do pháp luật quy định.

Chứng chỉ hành nghề xây dựng và đối tượng 

Việc cấp chứng chỉ hành nghề cho ai và những ai bắt buộc phải có đã được quy định cụ thể trong những Bộ luật. Cụ thể về hai khoản này sẽ được cập nhật ngay sau đây bằng những thông tin mới nhất của năm 2022.

Đối tượng được cấp

Đối với cá nhân sẽ bao gồm công dân Việt Nam, người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài hoặc người nước ngoài đang hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam. Riêng với đối tượng cuối cùng, yêu cầu những người này đảm nhận các chức danh hoặc nghề độc lập theo quy định.

Tiếp đến, đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài và cá nhân người nước ngoài phải có giấy phép năng lực hành nghề do cơ quan có thẩm quyền cung cấp. Loại giấy tờ này là cơ sở để Nhà nước Việt Nam tiếp tục cấp cho bạn thêm một chứng chỉ gọi là chứng chỉ hành nghề xây dựng.

Đối tượng được cấp
Có rất nhiều trung tâm tổ chức thi sát hạch chứng chỉ

Bên cạnh đó, nếu những đối tượng này hành nghề xây dựng ở Việt Nam chưa đủ 6 tháng hoặc ở nước ngoài nhưng muốn làm giấy tờ ở Việt Nam thì giấy phép năng lực hành nghề phải được lãnh sự quán công nhận. Điều này yêu cầu các đối tượng có được sự chấp thuận của lãnh sự quán trước khi bắt đầu quy trình xin chứng chỉ hành nghề.

Ngoài ra, tất cả những công việc mà đối tượng trên đã và đang làm đều phải hợp pháp. Khi làm thủ tục, sẽ có những chuyên viên điều tra rõ ràng từng khoản bạn đã liệt kê ra. Nếu có bất kỳ khúc mắc nào, cơ quan có thẩm quyền sẽ yêu cầu người đó xuất trình giấy tờ làm rõ.

Đối tượng bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề xây dựng

Giám đốc quản lý dự án đầu tư xây dựng, đây là người đứng đầu, đại diện theo pháp luật để chủ trì dự án đầu tư, là người quản lý cấp cao của dự án. Họ có nhiệm vụ chịu trách nhiệm trước pháp luận, quản lý nguồn lực, điều phối công việc cho những chức vụ cấp dưới.

Chủ nhiệm, chủ trì lập thiết kế quy hoạch xây dựng, đây là người chịu trách nhiệm lập một bộ hồ sơ hoàn chỉnh và nộp những chứng chỉ có liên quan để được cơ quan thẩm quyền phê duyệt dự án. Có thể nói, muốn công trình được xây dựng hợp pháp, bản kế hoạch do người này phác thảo phải được sự chấp thuận.

Chủ nhiệm khảo sát xây dựng là người chịu trách nhiệm với những công việc như khảo sát địa hình, khảo sát địa chất thủy văn, khảo sát địa chất công trình, khảo sát hiện trạng công trình. Và những công việc khảo sát bên ngoài phục vụ cho việc hoàn tất công trình xây dựng.

Chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng là người chịu trách nhiệm với những công việc như thiết kế kiến trúc công trình, thiết kế cơ cấu công trình. Bên cạnh đó, còn có thiết kế cấp, thoát nước, thiết kế điện, cơ điện công trình, thiết kế thông gió – cấp thoát nhiệt, thiết kế an toàn phòng cháy nổ.

Ngoài ra, những ai chịu trách nhiệm cho việc tư vấn giám sát thi công xây dựng; chủ trì lập, thẩm tra và quản lý chi phí đầu tư xây dựng cũng cần có chứng chỉ hành nghề. Có thể thấy, đây đều là những người có vai trò vô cùng quan trọng.

Liệt kê các loại chứng chỉ hành nghề xây dựng

Chứng chỉ hành nghề được phân loại và phân cấp bậc cụ thể, có một số bài viết trên mạng không cập nhật đúng theo từng khoản mục này. Vậy nên, sau quá trình điều tra, nghiên cứu và xác thực thông tin, chúng tôi mang đến cho bạn những dữ liệu chi tiết và đúng nhất về việc phân loại và phân cấp chứng chỉ:

Phân loại chứng chỉ

Phân loại chứng chỉ
Chứng chỉ hành nghề xây dựng là cơ sở để làm việc hợp pháp

Chứng chỉ hành nghề thiết kế bao gồm: Thiết kế kiến trúc, thiết kế nội ngoại thất, thiết kế quy hoạch, thiết kế xây dựng, thiết kế cơ cấu, thiết kế cơ điện, thiết kế mạng thông tin, thiết kế cấp thoát nước, thiết kế thông gió.

Chứng chỉ hành nghề giám sát bao gồm: Giám sát hạ tầng, giám sát giao thông, giám sát dân dụng và công nghiệp, giám sát thủy lợi, giám sát cơ điện, giám sát thủy điện, giám sát khảo sát, giám sát lắp đặt thiết bị.

Ngoài ra, còn có chứng chỉ hành nghề khảo sát, chứng chỉ hành nghề kỹ sư định giá, chứng chỉ hành nghề kiểm định. Đúc kết, có tất cả 5 loại chứng chỉ hành nghề tính đến thời điểm hiện tại – Năm 2022.

Phân hạng / cấp

Tổng cộng có 3 cấp bậc, tương ứng với trình độ học thức cũng như kinh nghiệm tích lũy của mỗi người. Hãy dành thời gian tìm hiểu kỹ lưỡng xem bạn đang đạt được trình độ nào của chứng chỉ hành nghề hạng nhé!

Chứng chỉ hành nghề về xây dựng hạng I sẽ được cấp cho những người có trình độ Đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp. Yêu cầu kinh nghiệm tham gia các công việc liên quan đến nội dung cấp chứng chỉ từ 7 năm trở lên. Ví dụ như bạn xin cấp chứng chỉ kỹ sư định giá, bạn phải có ít nhất 7 năm thực hiện công việc này.

Phân hạng / cấp
Hình ảnh hồ sơ hợp pháp của chứng chỉ hành nghề xây dựng

Chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng II sẽ được cấp cho những người có trình độ Đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp. Yêu cầu kinh nghiệm tham gia các công việc liên quan đến nội dung cấp chứng chỉ từ 5 năm trở lên. Ví dụ như bạn xin cấp chứng chỉ kỹ sư định giá, bạn phải có ít nhất 5 năm thực hiện công việc này.

Chứng chỉ hành nghề về xây dựng hạng III sẽ được cấp cho những người có trình độ Đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp. Yêu cầu kinh nghiệm tham gia các công việc liên quan đến nội dung cấp chứng chỉ từ 3 năm trở lên với trình độ đại học, 5 năm trở lên với trình độ cao đẳng hay trung cấp nghề nghiệp.

Điều kiện để được cơ quan thẩm quyền cấp chứng chỉ

Trong phần phân chia chứng chỉ hành nghề xây dựng theo cấp bậc đã có đề cập đều điều kiện chung để bạn được xét chứng chỉ. Tiếp theo đây, bạn sẽ biết được điều kiện riêng trong từng mảng nhỏ.

Điều kiện để được cơ quan thẩm quyền cấp chứng chỉ
Để một công trình hoàn tất rất cần sự giám sát tuyệt đối
  • Đối với đối tượng đã từng thực hiện công việc chủ nhiệm khảo sát xây dựng, cần có ít nhất 1 dự án thuộc nhóm A. Hoặc 2 dự án thuộc nhóm B, hoặc yêu cầu 2 công trình đạt cấp 1, hoặc 3 công trình từ cấp II.
  • Đối với mỗi cá nhân đã từng thực hiện công việc giám sát thiết kế, cần có ít nhất là 1 đồ án quy hoạch xây dựng đạt chuẩn, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hoặc 2 đồ án quy hoạch xây dựng được Ủy ban cấp tỉnh, cấp thành phố phê duyệt.
  • Đối với mỗi cá nhân đã từng thực hiện công việc chỉ huy trưởng hay giám sát trưởng, yêu cầu ít nhất 1 công trình đạt cấp I trở nên. Hoặc 2 công trình đạt cấp 2 và phải cùng loại với công trình đang xin cấp chứng chỉ.
  • Đối với mỗi cá nhân đã từng thực hiện công việc thẩm định giá, yêu cầu ít nhất 1 dự án từ nhóm A, hoặc yêu cầu 2 dự án từ nhóm B. Hoặc yêu cầu 1 công trình từ cấp I, hoặc 2 công trình từ cấp II.
  • Đối với mỗi cá nhân đã quản lý dự án như vị trí giám đốc, yêu cầu đã tham gia ít nhất 1 dự án nhóm A, yêu cầu 2 dự án nhóm B. Hoặc có 1 trong 3 chứng chỉ hành nghề (thiết kế hạng I, thi công hạng I, định giá hạng I).

Quy trình xin cấp chứng chỉ có phức tạp không?

Nhìn chung, xin bất kỳ chứng chỉ nào cũng đều phức tạp chứ không riêng gì chứng chỉ hành nghề xây dựng. Vậy nên, bạn cần chuẩn bị đủ hồ sơ giấy tờ để hoàn tất trong một lần duy nhất để tiết kiệm thời gian.

Bạn cần chuẩn bị: Đơn đề nghị cấp chứng chỉ, văn bằng do cơ sở đào tạo cấp, 2 ảnh thẻ 4×6 nền trắng dưới 6 tháng, quyết định phân công nhiệm vụ của cấp trên, nếu cá nhân hàng nghề độc lập phải có hợp đồng và bản nghiệm thu, tờ khai đăng ký sát hạch, kết quả của quá trình sát hạch đạt yêu cầu.

Kết luận

Trên đây là tất tần tật những thông tin quan trọng nhất để bạn sở hữu chứng chỉ hành nghề xây dựng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại một bình luận và chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để hỗ trợ bạn. Chúc bạn sẽ sớm có được tấm bằng chứng chỉ hành nghề của riêng mình!

Xem Nhiều Nhất