Đại học xây dựng – một trung tâm đào tạo chính quy, không chỉ cung cấp kiến thức quý báu cho toàn thể sinh viên, mà còn là nơi cung cấp môi trường học tập, thực hành chuyên môn. Mở ra giấc mơ đổi đời cho những tài năng và đam mê được nhìn thấy ánh sáng của hy vọng, nâng tầm giá trị sức lao động khi ra trường.
Tìm hiểu chung về đại học xây dựng
Đại học xây dựng (National University of Civil Engineering) là trung tâm giáo dục chuyên ngành, sở hữu nhiều giảng viên nổi tiếng trong giới đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ cao. Trường Xây dựng được đánh giá là địa điểm đào tạo hàng đầu về công nghệ kỹ thuật, nhất là đối với khối ngành xây dựng, thiết kế, thi công,…
Không những thế, tại ngôi trường nổi tiếng này còn là trung tâm nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng vô số thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến thuộc lĩnh vực thực hiện công trình cho xã hội. Việt Nam là một trong những đất nước đang phát triển, cần đẩy mạnh nâng cấp chất lượng cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu, cống,…
Vì vậy, đòi hỏi nguồn nhân lực phải luôn dồi dào, dẫn đến, việc đào lại ngành kỹ sư được các trường đại học chuyên ngành đầu tư, đào tạo. Nhằm cung cấp tài năng xây dựng có năng lực tư vấn, thực thi , giám sát, thiết kế và nghiệm thu công trình. Đảm bảo được nhu cầu của nhiều nhà đầu tư quan tâm và kinh doanh bất động sản.
Trường ĐH xây dựng Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh là top trường danh giá nhất, có chất lượng đào tạo và cơ sở giảng dạy hàng đầu Việt Nam. Là địa điểm nổi tiếng với lượng kiến thức hiện đại, được cập nhật thường xuyên để đảm bảo đầu ra cho sinh viên – Những chuyên gia xây dựng đủ năng lực và sự sáng tạo phục vụ cho đất nước.
Thế mạnh đào tạo của trường đại học xây dựng
Nói về chuyên môn đào tạo và lịch sử đứng đầu trong khối ngành xây dựng, trường Đại học xây dựng đứng thứ hai, không có đơn vị nào xứng đáng ở vị trí thứ nhất. Cái tên của trường đã nói lên thương hiệu, chất lượng chuyên môn, đào tạo về kiến thức và mở nhiều cơ hội thực hành, thực nghiệm cho SV theo học tại trường.
Đơn vị được thành lập từ năm 1956 cho đến nay, là tiền thân của khoa xây dựng Đại học Bách khoa và sau này mới trở thành trường hoạt động riêng biệt. Danh tiếng và uy tín được hình thành với sự thành công trong quá trình xuất lò nhiều sinh viên thuộc khối ngành và chuyên ngành:
Ngành kiến trúc là top 1 của trường đại học xây dựng
Kiến trúc là một ngành rất hot không chỉ riêng tại thị trường Việt Nam, mà hầu như ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Đa số những người theo học ngành này là những người có tư duy và năng khiếu vượt trội, ngoài sự sáng tạo và cần cù, họ còn là những người biết suy đoán và nắm bắt tình hình.
Trong khi đó, hiện nay trên thế giới có không ít trường đào tạo về chuyên ngành kiến trúc, tại Việt Nam cũng có các trường như trường Kiến trúc, Bách Khoa, Đại học Cần Thơ, Hoa Sen,… Những sĩ tử vẫn quyết định lựa chọn xét tuyển và khao khát có được cơ hội theo học ngành kiến trúc tại trường Xây dựng.
Đồng nghĩa với việc chi phí cơ hội bỏ ra cho những lựa chọn khác rất lớn. Điều đó chứng minh rằng tại trường đại học xây dựng đã và đang có một chương trình đào tạo ngành kiến trúc quá đổi thành công và gây ấn tượng với nhiều tân sinh viên ở hiện tại và cả trong tương lai.
Mặc dù, đây chính là ngành xu hướng và là ngành giúp cho tiếng tăm của trường ngày càng được nhiều người biết đến hơn. Nhưng đơn vị không chạy theo với cách xét tuyển của các trường hiện nay. Khi luôn cho rằng ngành xu hướng nhất, phải là ngành có điểm chuẩn cao nhất.
Tại trường đại học xây dựng, ngành kiến trúc có điểm chuẩn đứng thứ 2 và thứ 3 theo từng năm: 2021 – 22,75; 2022 – 20,59. Một bước đi mới nhưng thể hiện được cái nhìn sáng suốt.
Kinh tế xây dựng
Ngành kinh tế xây dựng là một nét nổi bật của khối ngành xây dựng, khi linh hoạt kết hợp giữa chương trình đào tạo chuyên môn của ngành kinh tế với xây dựng. Khi lựa chọn trường đại học xây dựng, bạn sẽ được tiếp cận với đội ngũ giảng viên có trình độ cao, giàu nhiệt huyết và có nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn.
Là một trong những trường ĐH đầu tiên có phân nhánh thành công ở cả khu vực phía Nam lẫn phía Bắc. Phát triển mạnh mẽ và được nhiều tân sinh viên biết đến, khi trường tạo nhiều điều kiện cho tiếp cận với những vấn đề nóng hổi của xã hội, học cách ứng biến, xử lý các các chi tiêu, ngân sách kinh tế trong xây dựng.
Tất cả mọi người cũng nhìn nhận được quá trình xây dựng và hình thành nên một công trình hoàn chỉnh tốn rất nhiều chi phí, thời gian và nhân lực. Do đó, nếu không có kiến thức về kinh tế sẽ rất khó khăn trong việc quản lý sổ sách và dẫn đến tổn thất nhiều trong quá trình lập thống kê kế toán.
Điểm đầu vào của đại học xây dựng là bao nhiêu?
Khi đề cập đến việc tuyển sinh của trường đại học xây dựng, điểm chuẩn luôn là vấn đề nan giải không chỉ được quan tâm bởi các sĩ tử, mà kể cả giáo viên đào tạo cũng theo dõi sát sao. Với tình hình hiện tại của Việt Nam, việc tuyển sinh lại càng trở nên khó khăn và gặp nhiều trở ngại hơn, khi vừa tạm ổn sau đại dịch covid.
Sinh viên, học sinh ở các trường đào tạo quay trở lại với quỹ đạo học tập tại trường lớp, trong khi cách đó không lâu vẫn còn đang ngồi tại nhà và theo học các lớp online trực tuyến. Mặc dù, gặp trở ngại về khoảng cách địa lý khi không được gặp trực tiếp thầy cô.
Nhưng đổi lại chương trình giảng dạy online tổ chức thi cử có phần dễ và thông thoáng hơn. Tạo điều kiện cho các em đạt được điểm số cao trong quá trình học tập. Tuy nhiên, không phải bất kỳ con số nào được ghi trong học bạ cũng đều có giá trị đúng với thực lực mà người học nhận được.
Dẫn đến, có rất nhiều vấn đề tranh cãi về việc xét điểm đầu vào tại trường đại học xây dựng. Liệu nên lấy điểm học bạ hay lấy điểm thi Trung học phổ thông? Cho nên hai đến ba năm trở lại, kể từ năm dịch cho đến khi cuộc sống sinh hoạt trở lại bình thường, có sự chênh lệch điểm khá cao:
- 2021: Kiến trúc: 22.75; kỹ thuật xây dựng: 23,5; CNTT: 25,35; Quản lý xây dựng 23,5;…
- 2022: Kiến trúc: 20,59; kỹ thuật xây dựng: 20; CNTT: 25; Quản lý xây dựng 21,4;…
Quy mô của trường đại học xây dựng
Trường đại học Hà Nội có diện tích hơn 3.9ha, với đầy đủ các phòng học, cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng để cung cấp toàn diện cho việc phát triển của sinh viên. Gồm 3 khu giảng đường, nhà thư viện và nhà thí nghiệm, chưa kể đến các bộ phận sinh hoạt như nhà ăn, hội nghị, phòng công tác sinh viên,…
Ngoài ra, còn sở hữu một trung tâm thể thao với diện tích 1403m vuông, hội trường với 900 chỗ ngồi, khu làm việc và kí túc xá sinh viên đến 7464 m vuông gồm 1500 giường. Hiện nay trường còn đang đầu tư xây dựng cơ sở Đào tạo thực nghiệm tại Khu Đô thị ĐH Nam Cao trên 24ha.
Có tổng cộng 99 phòng học (50-150 chỗ), 16 phòng thí nghiệm và xưởng thực hành. Hơn hết, thư viện của trường rộng đến 3590 m vuông với 750 chỗ ngồi. Có đầy đủ các phòng tự học, đọc mở, phòng internet, phòng đa phương tiện, đọc NCS và Giảng viên, phòng giáo trình có 118 878 (tiếng Việt + Ngoại ngữ) gồm 58 790 tài liệu.
Tiềm năng việc làm sau khi sinh viên tốt nghiệp
Khi theo học tại trường đào tạo thuộc hệ công lập, có tiếng tăm và chuyên môn cao, bằng tốt nghiệp cũng sẽ có giá trị không nhỏ khi đối diện với các nhà tuyển dụng trong nước. Tuy nhiên, ngành giáo dục của Việt Nam chưa được đánh giá cao trên thị trường quốc tế, nên để tìm làm ở quốc gia ngoài sẽ khó khăn hơn nội địa.
Quan trọng hơn hết, sau khi tốt nghiệp tại đại học xây dựng, điều bạn nhận lại không chỉ nằm ở những chữ cái in trên tờ giấy, mà là kiến thức và kinh nghiệm học được từ trường, giảng viên và bạn bè. Cho nên, hãy tự tin với năng lực của bản thân, chắc chắn thành công sẽ mỉm cười.
Học phí đại học xây dựng
Trình độ và chất lượng giảng dạy, học tập của một đơn vị là vấn đề được quan tâm trên hết. Tiếp sau đó, học phí sẽ là vấn đề quan trọng thứ hai không thể bỏ qua trong thời gian đang cân nhắc để lựa chọn trường đại học.
Bởi vì, hiện nay có không ít đơn vị mở cửa mang danh vì mục đích nâng tầm giáo dục Việt Nam, nhưng mục tiêu chính ẩn sâu bên trong là thu lợi nhuận từ sinh viên bằng nhiều hình thức vô lý. Nhưng may mắn thay, đại học xây dựng là một điểm trường công lập, nên đối tượng theo học sẽ được cam kết về học phí:
Hệ chính quy của trường đang triển khai chiêu sinh với mức học phí công khai là 325.000 đồng/ Tín chỉ, theo tính toán và khảo sát dựa trên các tình huống phát sinh thì trung bình sẽ là 12 triệu đồng/ năm; Tuy nhiên, đây chỉ là mức trung bình tham khảo, trong quá trình đăng ký học phần có thể tăng giảm.
Đối với hệ đào tạo song ngữ, chất lượng cao: Thay vì có mức phí gấp đối so với hệ chính quy như các trường hiện nay, tại trường Xây dựng chỉ rơi vào 487.500 đồng/ tín chỉ. Tính toán theo số tín chỉ trung bình một năm sẽ chạy ra tầm 17 cho đến 18 triệu.
Kết luận
Đại học xây dựng là một trường công lập đào tạo tiêu chuẩn chính quy, chất lượng cao, đại trà và đặc thù. Những thành tích và kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng của đơn vị này xứng đáng được nhiều tân sinh viên dõi theo và đăng ký nhập học nếu có đam mê cùng khối ngành xây dựng.