Kiến trúc thế giớiMái bằng - Định nghĩa, ưu điểm và nhược điểm của mái 

Mái bằng – Định nghĩa, ưu điểm và nhược điểm của mái 

 

Thị trường hiện tại đang có 2 loại là mái bằng và mái thái, mỗi loại mái lại mang những đặc điểm cũng như những kết cấu hoàn toàn khác nhau. Nội dung bài viết của chúng tôi sau đây sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin vô cùng hữu ích liên quan đến mái này trong xây dựng. 

Giải đáp mái bằng là gì?

Mái bằng là kiểu nhà có mái được thiết kế và xây dựng bằng cách đổ bê tông cốt thép toàn khối hay lắp ghép để có được nóc nhà vô cùng vững chãi. Trên thực tế nhà xây mái này thường có kết cấu với nhiều lớp khác nhau, có thể kể đến như sau:

Lớp kết cấu chịu lực: lớp này rất quan trọng có khả năng chịu lực cho toàn bộ phần mái bằng của nhà, được cấu tạo phần lớn từ bê tông cốt thép hay lắp ghép từ nhiều khối bê tông lại với nhau để có thể làm nhiệm vụ chống thâm cũng như thoát nước cho phần mái.

Lớp tạo dốc: lớp này tạo cho mái độ dốc cần thiết để tránh việc đọng lại nước mưa, bụi bẩn hay rác, lớp tạo dốc nằm trên lớp kết cấu chịu lực và làm hoàn toàn bằng bê tông có khả năng chịu nhiệt tốt giúp cho mùa hè sẽ không quá nóng còn mùa đông không quá lạnh.

Lớp chống thấm: lớp này là lớp cuối cùng trong thiết kế mái bằng có nhiệm vụ chống thấm, tránh không để mưa ngấm vào phần kết cấu của mái, thường thì lớp chống thấm được làm bằng bê tông cốt thép với độ cứng siêu cao, độ dày lên đến 30 – 50mm.

Mái bằng được thiết kế bằng cách đổ bê tông cốt thép
Mái bằng được thiết kế bằng cách đổ bê tông cốt thép

Lựa chọn xây nhà mái bằng hay không?

Thiết kế nhà mái bằng không hề giống so với nhà mái dốc và đặc biệt không làm ảnh hưởng đến những ngôi nhà ở xung quanh. Thường thì thiết kế mái bằng phù hợp với những công trình nhà phố hay nhà cao tầng hơn, bạn cũng dễ dàng nâng tầng cho căn nhà của mình. Ngoài ra nhà với mái này cũng hoàn hảo dành cho những diện tích đất nhỏ hẹp, nhà trong hẻm hay trong ngõ ngách, sát với các công trình khác.

Các thiết kế nhà biệt thự, nhà vườn hay nhà theo phong cách cổ điển, tân cổ điển sẽ không làm mái bằng mà sử dụng những loại mái khác để tăng sự bề thế cho toàn bộ ngôi nhà. Mái này thường chỉ áp dụng cho những ngôi nhà 1 tầng, 2 tầng hay 3 tầng bình thường, hoặc các gia đình chưa có điều kiện xây 1 tầng với ý định sẽ nâng tầng trong tương lai, việc thiết kế mái như thế dễ dàng cơi nới hơn.

Không chỉ vậy, những khu vực chịu ảnh hưởng của bão nên ưu tiên xây dựng nhà với mái bằng thay vì việc dùng loại mái tôn với giá rẻ bởi gió mạnh có thể cuốn phăng mái tôn đi. Thế nhưng mái bằng đã gắn chặt với ngôi nhà nên không thể bị cuốn đi, không chịu những ảnh hưởng của gió bão dù gió bão mạnh cỡ nào đi chăng nữa, độ nguy hiểm cũng giảm thiểu tối đa.

Lựa chọn xây nhà mái bằng hay không
Lựa chọn xây nhà mái bằng hay không

Ưu điểm cũng như nhược điểm nhà mái bằng

So với những loại mái nhà khác thì mái bằng sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật hơn hẳn, phù hợp với các thiết kế từ bình dân cho đến sang trọng và hiện đại. Không chỉ những ngôi nhà phố mà hiện nay những ngôi nhà ở nông thôn cũng đang được thiết kế theo hơi hướng này. Sau đây sẽ là phân tích chi tiết về ưu và nhược điểm của loại mái đặc biệt này: 

Ưu điểm của nhà mái bằng

Nhà mái bằng là kiểu nhà được xây dựng và thiết kế mái hoàn toàn bằng phẳng, được đổ bê tông lên trên vậy nên khả năng chịu lực vô cùng tốt, mang đến sự tiện lợi tuyệt đối. Tuy rằng loại mái này tính thẩm mỹ không cao nhưng vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau mà chưa bao giờ bị lỗi mốt, thông qua sự sáng tạo của những người thợ lành nghề thì cách thiết kế mái đã có sự cải biến. 

Kiến trúc đặc biệt gọn gàng

Nhà mái bằng sở hữu kiến trúc gọn gàng, tuyệt đối không làm ảnh hưởng đến thiết kế cũng như diện tích xây dựng của những công trình xung quanh. Chính vì lẽ đó mà loại mái này thường được sử dụng khá nhiều cho những dự án nhà phố hay nhà cao tầng nằm ở trong ngõ ngách, diện tích quá nhỏ hẹp, có thể sử dụng để tạo nên những ngôi biệt thự đơn giản, mang hơi hướng hiện đại. 

Sự bền bỉ của mái cực lớn

Ưu điểm lớn nhất của nhà mái bằng chính là sự bền bỉ và khả năng chống chịu vô cùng tốt trước những tác động của môi trường cũng như khí hậu xung quanh. Nhà sở hữu độ dốc tương đối thấp, theo các chuyên gia chỉ khoảng 5 – 8% nên an toàn tuyệt đối. Bên cạnh đó khi xây nhà với mái này bạn có thể tận dụng tối đa để cơi nới thêm không gian sinh hoạt cho gia đình của mình. 

Khả năng chống cháy tốt

Một ưu điểm nữa của nhà xây với loại mái bằng chính là khả năng chống cháy cao, gia chủ cũng không bao giờ phải lo lắng nhà bị dột hay bị thùng giống như việc lợp mái tôn hay mái ngói. Trong trường hợp cải tạo, nâng tầng thì loại mái này cũng dễ dàng thực hiện hơn so với những ngôi nhà xây với mái thái, nhất là khi bạn muốn thêm tầng cho ngôi nhà của mình. 

Nhược điểm nhà mái bằng

Hạn chế của nhà mái bằng là sở hữu trọng lượng rất nặng, gây áp lực lớn cho phần móng nên trong quá trình xây cần phải thật cẩn thận, chuẩn bị phần móng vững chắc nhất có thể, điều này dẫn đến chi phí xây dựng có thể bị đội lên rất cao. Thường thì việc xây dựng nhà với mái này sẽ phải quan tâm đặc biệt đến phần móng, mất rất nhiều ngày cho việc đổ móng tạo độ vững chắc tuyệt đối. 

Nhà kiểu mái này cũng rất dễ bị thấm tạo nên những vết loang trên tường, điều này khiến cho tính thẩm mỹ của toàn bộ ngôi nhà giảm đi cực nhanh chóng. Trên thực tế việc sửa chữa và chống thấm không mấy khó khăn nhưng nếu tình trạng nghiêm trọng thì bạn sẽ rất mất thời gian, thậm chí là vô số tiền của, đặc biệt diện tích bị ngấm càng lớn thì càng vất vả. 

Ngoài ra mái bằng còn có thêm một nhược điểm nữa là khá nóng vào mùa hè, nhất là tầng áp mái, thường thì chỉ tầng 1 mới cảm thấy mát mẻ và sảng khoái. Trong trường hợp bạn muốn tránh nóng hoàn toàn có thể sử dụng những phương pháp cách nhiệt thế nhưng sẽ rất tốn kém và phức tạp, vì thế nhà có mái này thường thì phòng nào cũng nên có điều hòa. 

Ưu điểm cũng như nhược điểm nhà mái bằng
Ưu điểm cũng như nhược điểm nhà mái bằng

Kết cấu của mái bằng cụ thể như thế nào?

Mái bằng có thể được tạo nên bằng rất nhiều vật liệu khác nhau như gỗ hay thép nhưng chủ yếu làm bằng bê tông cốt thép nguyên khối hay lắp ghép từ những khối bê tông lớn lại với nhau. Cụ thể kết cấu của mái được làm bằng bê tông như sau: 

Lớp kết cấu sở hữu khả năng chịu lực

Lớp này có tác dụng chịu lực chính cho mái bằng, thường sẽ làm bằng bê tông nguyên khối, sau khi xây dựng những giá đỡ bằng sắt thép chắc chắn thì tiến hành đổ bê tông lên trên. Tuy nhiên cũng có rất nhiều công trình sử dụng bê tông với khối lớn để lắp ghép với nhau nhằm tạo sự tiện lợi tuyệt đối. Về hình thức thì lớp chịu lực là mặt phẳng và có thêm viền mái cũng như cấu tạo chống thấm, thoát nước.

Lớp kết cấu dùng để tạo độ dốc

Lớp tạo độ dốc có tác dụng mang đến độ dốc cần thiết, được đặt trên lớp kết cấu chịu lực, cấu tạo hoàn toàn bằng những vật liệu như bê tông xi, bê tông gạch vỡ, bê tông đá dăm. Ngoài ra lớp kết cấu này của mái bằng còn tăng khả năng cách nhiệt vô cùng tốt cho mái đồng thời làm phẳng mặt trên lớp kết cấu chịu lực để cho việc thi công chống thấm được diễn ra một cách suôn sẻ và thuận tiện hơn. 

Lớp kết cấu có khả năng chống thấm

Lớp kết cấu này có tác dụng ngăn chặn hiện tượng nước mưa ngấm vào kết cấu của mái, thông thường tạo nên bằng bê tông cốt thép sở hữu mác cao để tăng thêm độ cứng cho mái. Bề dày của bê tông chống thấm tầm khoảng 30 – 50mm, thông thường là 40mm, một số công trình thiết kế phần này dày hơn để tăng khả năng chống thấm cho toàn bộ ngôi nhà của mình. 

Có thể nói kết cấu mái bằng bê tông rất đơn giản, chỉ gồm mặt phẳng mái liên kết với trần nhà với độ dày bê tông nhất định. Không cần phải tạo khối hay thiết kế đua mái để tăng tính thẩm mỹ hay tạo hình cho mái được hoàn hảo nên được rất nhiều gia chủ lựa chọn. 

Kết cấu của mái bằng cụ thể như thế nào
Kết cấu của mái bằng cụ thể như thế nào

Lưu ý thiết kế xây dựng cho nhà mái bằng

Nhà mái bằng là loại nhà đơn giản dễ dàng bắt gặp ở bất cứ đâu dù là nông thôn hay thành thị, so với những loại mái khác nhất là mái thái thì độ ứng dụng cao hơn rất nhiều. Thế nhưng trong quá trình xây dựng loại mái này cũng có rất nhiều vấn đề mà gia chủ cũng như chủ thầu cần phải quan tâm, cụ thể như sau: 

  • Thiết kế kiểu bằng cần sở hữu độ dốc ≤5% mục đích đảm bảo khả năng thoát nước cho mái một cách tốt nhất có thể đồng thời chịu được áp lực từ gió bão cũng như những tác động khác. 
  • Lớp kết cấu chịu lực vô cùng quan trọng trong quá trình tạo dựng mái, nên được làm bằng bê tông cốt thép chất lượng cao, đồng thời phải có viền mái và phần chống thấm, thoát nước.
  • Cần sở hữu lớp chống thấm dày từ 30 – 50mm để tăng khả năng chịu lực lên cao nhất có thể, thực tế thì con số chuẩn xác nhất được rất nhiều người lựa chọn chính là 40mm. 
  • Lớp cách nhiệt bảo vệ lớp chống thấm khỏi những tác động của thời tiết, nhiệt độ, môi trường bạn cũng phải dành sự quan tâm đặc biệt, nên chọn vật liệu cao cấp nhất tăng độ bền. 

Bạn nên tìm kiếm và lựa chọn đơn vị thiết kế, thi công nhà mái bằng uy tín và chất lượng để đảm bảo sự kiên cố tuyệt đối cho mái đồng thời tăng tính thẩm mỹ. 

Lưu ý thiết kế xây dựng cho nhà mái bằng
Lưu ý thiết kế xây dựng cho nhà mái bằng

Kết luận

Dễ dàng nhận thấy mái bằng là một loại mái khá phổ biến ở nước ta, bạn có thể bắt gặp ở bất cứ đâu. So với mái thái thì mái này tuy không đẹp bằng nhưng lại có tính ứng dụng vô cùng cao. Đây cũng là gợi ý vô cùng hoàn hảo để bạn có thể áp dụng cho công trình của chính mình. 

Xem Nhiều Nhất