Kim Tự Tháp chắc chắn là công trình hình kiến trúc không còn xa lạ đối với nhiều người. Bởi các thông tin truyền thông như báo, đài, mạng xã hội đều xuất hiện công trình này. Quần thể kiến trúc này đã tồn tại vô cùng lâu năm tại Ai Cập với sự đồ sộ và độc đáo về phong cách thiết kế. Những thông tin có liên quan đến công trình độc đáo và bí ẩn này sẽ được lý giải.
Kim Tự Tháp có hình dạng ra sao?
Kim Tự Tháp tại Ai Cập được biết đến với dạng hình chóp được tiến hành làm bằng chất liệu đá cứng. Và tính đến năm 2008, các nhà lịch sử học đã khám phá được 138 công trình kiến trúc này.
Kiến trúc sư Imhotep, người được ghi nhận đã thiết kế Kim Tự Tháp Ai Cập thứ hai. Ở thời điểm hiện tại, tất cả các nhà khoa học trên thế giới, trong đó bao gồm nhiều nhà Ai Cập học đều có chung nhận định rằng các công trình này được xây dựng để làm lăng mộ cho các vua Pharaoh khi mất. Ông Imhotep được cho là kiến trúc sư đầu tiên tạo ra phương pháp xếp chồng những mastaba thành các bậc nhỏ từ thấp lên cao.
Phong cách thiết kế này dường như hướng đến suy nghĩ, đặc trưng cho một chiếc thang đưa lối linh hồn của vua Pharaoh đến với xứ sở của thiên đường. Và với phát minh này, kiến trúc sư Imhotep được tôn thờ và vinh danh như một vị thần tại đất nước Ai Cập từ thời điểm đó cho đến nay.
Các Kim Tự Tháp tại đây được xây dựng với hình dạng và quy mô cực kỳ to lớn. Vì vậy, cho đến thời điểm này, nhiều bí ẩn về công trình vẫn chưa được khám phá một cách hoàn chỉnh mà những dữ liệu mà mà các nhà nghiên cứu có được chỉ là những dữ liệu chắp nối, đặc biệt là cách thức xây dựng trong thời kỳ Ai Cập còn thô sơ.
Ý nghĩa to lớn của công trình chính xác là gì?
Kim Tự Tháp có lẽ có vô số các ý nghĩa cực kỳ to lớn. Do đó, câu hỏi mà nhiều người thường xuyên đặt ra cũng liên quan mật thiết đến những ý nghĩa này. Vậy, các ý nghĩa mà công trình này có được là gì?
Kim Tự Tháp – Công trình xây dựng vô cùng hoành tráng
Đây chính là một trong những công trình cổ đại lớn bậc nhất thế giới hiện nay. Nó đã là một huyền thoại không thể nào thay thế cũng như vắng mặt tại Ai Cập nói chung và thế giới nói riêng. Nơi mà người dân tại Ai Cập cho là mặt trời lần đầu tiên soi sáng chính là những gò đất thiêng liêng, nguyên thủy nhất, và đó cũng là địa điểm mà họ cho rằng Trái Đất được tạo ra theo đúng hình dáng vốn có của nó.
Ngay từ những đặc điểm bên ngoài, công trình này đã thể hiện sự tráng lệ của mình thông qua lớp vôi màu trắng có độ bóng loáng khiến độ xa hoa, hoành tráng đó càng rõ ràng. Thêm vào đó, người Ai Cập tâm niệm rằng Kim Tự Tháp chính là biểu tượng của mặt trời, tương tự như Con at Dahshur được định nghĩa là ánh sáng tại phía Nam.
Kim Tự Tháp – Nơi mai táng cho các Pharaoh
Người Ai Cập coi công trình này chính là hiện vật chôn các cho các vị Pharaoh. Bên cạnh đó, vẫn còn xuất hiện nhiều luồng ý kiến trái chiều đối với quần thể kiến trúc này. Các nguyên tắc thần học thông qua công trình này có vô số các điểm khác biệt, bất đồng. Và dường như cho đến thời điểm này, chủ đích để xây dựng nên công trình này vẫn chưa được làm rõ, thậm chí đó còn là một bí ẩn khó đoán.
“Cỗ máy hồi sinh” là một trong những giả thuyết độc đáo nhất được nhà khoa học đặt ra để minh chứng cho chủ đích xây dựng của Kim Tự Tháp. Giả thuyết này được đưa ra cũng có các căn cứ nhất định, đó là tại thời tiền sử của vùng đất Ai Cập, các ngôi sao trên bầu trời quay quanh sẽ là cổng thiên đường.
Thông qua cổng thiên đường này, các vị vua có thể đến đó và có được vị trí, sự cai trị danh giá cùng với thần linh. Công trình này được tạo lạc tại dọc tả ngạn sông Nile, đây chính là địa điểm mà mặt trời lặn và có sự liên quan trực tiếp đối với thần linh, với bên kia thế giới.
Lý do gì khiến người Ai Cập xây dựng Kim Tự Tháp?
Nguyên nhân mà công trình vĩ đại này được xây dựng chắc chắn là vấn đề được nhiều người đặc biệt quan tâm? Các nguyên nhân này được tìm dựa theo các giả thuyết mà nhiều nhà khoa học trên thế giới đã đặt ra.
Ở năm 2700 trước công nguyên, nhà mồ truyền thống tại Ai cập đã được thay đổi thành các Kim Tự Tháp đồ sộ giống các nước tại Châu Mỹ để chôn cất thi thể của các vua Pharaoh. Công trình kiến trúc đầu tiên tại Ai Cập được xây dựng như các nấc thang để tiến đến thiên đường ở Saqqara.
Ở giả thuyết trên thì vẫn có một số các nhà khoa học không đồng ý. Bởi họ cho rằng không có bất kỳ bằng chứng, giấy tờ nào minh chứng cho công trình kiến trúc hùng vĩ này là những nhà mồ để chôn cất thi thể vua. Điều kỳ lạ mà nhiều người thắc mắc chính là làm cách nào mà người Ai Cập cổ đại có thể đưa các tảng đá với khối lượng vô cùng nặng lên cao để xây dựng được công trình này.
Tại các triều đại sau, các công trình này được xây dựng tỉ mỉ và tinh xảo hơn. Đá được đánh bóng khiến ánh sáng mặt trời có thể phản chiếu và bao phủ cả bề ngoài của Kim Tự Tháp. Công trình này dưới ánh sáng mặt trời dường như một viên ngọc phát sáng hấp dẫn tất cả mọi người xung quanh.
Kim Tự Tháp Ai cập và lịch sử xây dựng
Quy trình, lịch sử xây dựng nên Kim Tự Tháp được chia làm ba giai đoạn. Trong đó, mỗi giai đoạn sẽ có những đặc điểm khác nhau, không để bạn đọc phải đợi lâu, ba giai đoạn này sẽ được lý giải chi tiết ngay sau đây.
Giai đoạn một – Lựa chọn địa điểm xây dựng Kim Tự Tháp
Đầu tiên, để có thể xây dựng được một công trình vĩ đại thì việc làm đầu tiên chính là tìm kiếm được một vị trí phù hợp. Và vị trí phù hợp nhất được lựa chọn chính là dọc theo sông Nile, và đó cũng chính là vị trí mà mặt trời lặn. Người Ai Cập cổ đại cho rằng nơi mặt trời lặn sẽ là vị trí mà cánh cổng đến bên kia thế giới được mở ra.
Công trình được xây dựng trên các vùng đất cao để tránh tình trạng ngập lụt vào những ngày mưa, nước sông Nile dâng cao ảnh hưởng đến công trình. Tuy nhiên, do sự vận chuyển đá có chất lượng tốt nhất từ phía bên kia của sông Nile để xây dựng nên khoảng cách mà công trình so với sông tuyệt đối không thể quá xa. Tại vị trí được lựa chọn này, nên đá của công trình sẽ được nâng đỡ mà không phải chịu quá nhiều trọng lực khiến đá bị vỡ nứt.
Và yếu tố cuối cùng để chọn vị trí xây dựng chính là khoảng cách phải gần với vị trí mà Pharaoh đang sinh sống. Bởi khi tiến hành xây dựng, các vua Pharaoh sẽ đến xem xét nơi chôn cất của bản thân mình với tần suất thường xuyên.
Giai đoạn hai – Mặt bằng xây dựng Kim Tự Tháp
Các nhà khoa học dường như không tìm thấy được bất kỳ dữ liệu nào về dự tính, kế hoạch để tạo nên Kim Tự Tháp. Nhưng chắc chắn rằng, quá trình xây dựng không hề đơn giản và dễ dàng, mọi kích thước đều phải được đo một cách chuẩn xác nhất để tránh các sai sót dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình.
Những người Ai Cập cổ đại đầu tiên phải chuẩn bị một mặt bằng, nền móng cực kỳ chắc chắn. Họ sẽ bỏ toàn bộ cát và đá để tạo nên một lớp nền vững chắc, họ còn xây dựng nhiều tường đất tương đối thấp quanh đế và tiến hành cắt chúng theo hình lưới giống trên bề mặt. Tiếp đến nước sẽ được đổ đầy vào các kênh và đánh dấu mức nước được đạt tới.
Nước sẽ bắt đầu rút và người xây dựng cũng tiến hành cắt đi những phần đá không bằng phẳng để tạo nên một lớp nền phẳng và chắc chắn. Các mặt của công trình đều có những điểm chính, để dễ dàng tìm ra các hướng đi chính xác.
Tại các điểm đó, phương hướng mặt trời sẽ được xác định tại một đường thẳng do chính những người Ai Cập cổ tạo ra, tức đường trời nhân tạo. Tiếp đến, họ sẽ vẽ ra những góc vuông để phân định hướng Đông và Tây. Sau đó, mặt bằng sẽ được tạo nên một cách vuông vức hoàn hảo.
Giai đoạn ba – Giai đoạn nâng khối Kim Tự Tháp
Tại giai đoạn cuối cùng này, phương pháp để nâng các khối đá với khối lượng cực khủng này vẫn chưa được xác định. Đến tận thời La Mã thì phương pháp ròng rọc mới được phát minh do đó, tại thời kỳ này, ròng rọc chắc chắn không phải là phương pháp dùng để nâng khối.
Một số nhà khoa học cho rằng, người Ai Cập cổ đại đã sử dụng biện pháp đoạn đường dốc để tiến hành đặt các tảng đá vào đúng vị trí. Và khi tiến hành nâng đá cao hơn thì đoạn đường dốc cũng sẽ dài ra để phục vụ cho sự nâng khối đá này. Sau khi đặt các tảng đá vào vị trí thì những đoạn đường nối sẽ được tháo ra. Do đó, các nhà khoa học sẽ không tìm thấy được các dấu vết cho quá trình này.
Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là những giải thuyết, phương pháp nâng khối thực sự vẫn chưa được tìm ra. Đây vẫn là một bí ẩn lớn mà hầu hết các nhà khoa học trên thế giới đều đang tìm hiểu và nghiên cứu.
Vật liệu để xây dựng công trình đồ sộ là gì?
Đá đến từ Tura chính là vật liệu chủ yếu để xây dựng nên quần thể kiến trúc Kim Tự Tháp. Các tảng đá được cắt dũa, mài nhẵn để tạo nên các kích thước phù hợp với công trình. Bên cạnh đó, đá granite cũng được dùng cho quá trình xây dựng các bậc thấp hơn của công trình này.
Kết luận
Kim Tự Tháp có lẽ là công trình cổ đại đồ sộ với các ý nghĩa độc đáo nhất mọi thời đại. Hơn nữa, những bí ẩn mà công trình đem đến cũng khiến cho hậu thế có nhiều điều để tìm hiểu hơn.