Quy hoạch là một khái niệm để chỉ hoạt động kiểm soát, phân bố không gian sống một cách hợp lý. Để thực hiện quy hoạch một cách hiệu quả nhất, nhà nước ban hành ra Luật quy hoạch. Vậy quy hoạch là gì? Luật ra đời có chức năng điều chỉnh như thế nào? Cùng khám phá bài viết để có cái nhìn tổng quan nhất về vấn đề này nhé.
Quy hoạch là gì?
Luật quy hoạch là việc sắp xếp, phân bổ không gian các hoạt động có các yếu tố sản xuất, dịch vụ, kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và có yếu tố bảo vệ môi trường trên một lãnh thổ.
Qua khái niệm trên, có thể thấy rằng quy hoạch là một công việc khá quan trọng, mang tính chiến lược và nó đòi hỏi sự sắp xếp không gian một cách hợp lý và khoa học nhất nhằm góp phần thúc đẩy sự ổn định, bền vững của quốc gia. Để việc quy hoạch có thể diễn ra một cách đồng nhất, đồng bộ và hợp lý nhất, các cơ quan có thẩm quyền phải căn cứ vào tiềm năng và diện tích đất.
Ở Việt Nam có các loại quy hoạch sau:
- quy hoạch tổng thể quốc gia.
- quy hoạch không gian các vùng biển quốc gia
- quy hoạch sử dụng đất thuộc phạm vi quốc gia.
- quy hoạch ngành quốc gia.
- quy hoạch vùng.
- Luật quy hoạch tỉnh, thành phố.
- quy hoạch mang tính chất về ngành kỹ thuật, chuyên ngành.
Sự cần thiết ra đời bộ Luật quy hoạch
Luật quy hoạch ra đời do có những bất cập về vấn đề nhà đất, vùng miền và bất cập trong các giấy tờ cấp phép cho người sử dụng. Chính vì vậy việc ban hành một bộ luật chung là rất cần thiết để có thể dễ dàng giải quyết mọi vấn đề đang diễn ra hiện nay một cách công khai. Muốn làm được điều này cần phải có sự đồng bộ từ cấp trên đến cấp dưới và ở tất cả các địa phương.
Công cụ hữu ích cho mục tiêu phát triển
quy hoạch là một công cụ hữu ích để giúp các Bộ, ban, ngành đề ra mục tiêu phát triển cho từng vùng từ đó đưa ra các chính sách, chương trình, kế hoạch. Điều đó làm căn cứ thực hiện những nhiệm vụ cụ thể trong đó quan trọng nhất là phát triển bền vững. Tuy nhiên công tác quy hoạch hiện nay vẫn chưa theo đổi mới và bộc lộ rất nhiều hạn chế, mỗi địa phương lại có một cách làm khác nhau.
Các cách làm thường không đồng bộ gây khó khăn trong việc thực hiện, phát triển kinh tế – xã hội của các cấp, các ngành và cản trở sự phát triển của các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức. Tình trạng không ăn khớp giữa quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết diễn ra thường xuyên dẫn đến phải thay đổi và điều chỉnh nhiều lần.
Góp phần khắc phục hạn chế trong quy hoạch
Chính vì vậy, Luật quy hoạch ra đời. Luật là công cụ pháp lý rất quan trọng, nó góp phần khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác quy hoạch đồng thời giúp quản lý quy hoạch, là giải pháp quan trọng để đẩy mạnh cơ cấu nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Từ khi ra đời, luật quy hoạch đã chứng minh được sự cần thiết của mình, nó không chỉ là một công cụ pháp lý để các cơ quan có thẩm quyền có thể thống nhất trong quản lý mà còn giúp các Chính phủ, các Bộ ban ngành đề ra hướng đi, mục tiêu chiến lược, xác định được không gian phát triển của mỗi địa phương, mỗi vùng và cho cả quốc gia.
Cơ quan nào ban hành luật quy hoạch?
Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân, được dân bầu ra và thể hiện ý chí của người dân. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập ra hiến pháp có hiệu lực pháp lý. Chính vì vậy, luật quy hoạch do Quốc hội ban hành. Luật này quy định về hoạt động quy hoạch bao gồm lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch, tổ chức thực hiện quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch.
Việc soạn thảo, công bố, thông qua, sửa đổi và thủ tục trình tự giải thích luật quy hoạch do Quốc hội quy định. Theo quy định, Chính phủ phải xây dựng quy hoạch tổng thể quốc gia và trình Quốc hội phê duyệt; các Bộ, ban ngành liên quan sẽ xây dựng quy hoạch ngành quốc gia và các địa phương sẽ xây dựng quy hoạch từng tỉnh, địa phương để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Thẩm quyền lập quy hoạch được quy định cụ thể cho từng cấp và từng địa phương cụ thể là:
- Chính phủ trực tiếp tổ chức lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch không gian biển quốc gia.
- Thủ tướng Chính phủ tổ chức lập quy hoạch các vùng trong cả nước.
- Bộ, cơ quan ngang Bộ tổ chức lập quy hoạch ngành trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập quy hoạch cho tỉnh, thành phố của mình.
Luật quy hoạch mới nhất
Luật quy hoạch được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 4 vào ngày 24/11/2017 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019 là căn cứ pháp lý cao nhất để các Bộ, ban, ngành đưa ra các Chính sách, Nghị định, Thông tư áp dụng vào quy hoạch.
Luật quy hoạch là công cụ quan trọng giúp Nhà nước hoạch định, tổ chức, kiến tạo quỹ đất quốc gia, đảm bảo tính kết nối đồng bộ giữa quy hoạch cấp quốc gia quy hoạch cả vùng và tỉnh, nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của các địa phương nói riêng và của đất nước nói chung để phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững.
Nguyên tắc của luật quy hoạch là: quy hoạch tổng thể quốc gia sẽ là tiền đề, là cơ sở để lập quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch sử dụng đất của quốc gia, quy hoạch đơn vị quốc phòng, quy hoạch những vùng đặc biệt, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn trên cả nước.
Xây dựng các văn bản cho tiết về thi hành luật quy hoạch
Chính phủ giao cho Bộ kế hoạch và Đầu tư, phối hợp với các Bộ có liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng và trình chính phủ ban hành. Đây là nhiệm vụ có tính chiến lược vì để cho có sự thống nhất trong việc quy hoạch, cần phải giải thích, hướng dẫn thi hành Luật một cách chi tiết nhất. Ngày 07/5/2019, Chính phủ ban hành theo Nghị định 37/2019/NĐ-CP.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để nghiên cứu và ban hành ra các Thông tư hướng dẫn như Thông tư 20/2019/TT-BXD ngày 10/3/2020 hướng dẫn về việc quản lý các chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị do Bộ Xây dựng ban hành.
Thông tư 01/2021/TT-BXD của QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành; Thông tư số 08/2019/TT-BKHĐT hướng dẫn định mức dành riêng cho hoạt động quy hoạch do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.
Thuận lợi rà soát, tổng hợp danh mục các quy hoạch
Các Bộ, ban, ngành sẽ rà soát, tổng hợp, đề xuất danh mục các quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng, đồng thời quản lý, tổ chức thành lập các quy hoạch đã được phê duyệt còn hiệu lực, các quy hoạch đang được tiến hành lập, đã được lập, điều chỉnh mà chưa được phê duyệt để gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo cho Chính phủ.
Ủy ban nhân dân của các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương rà soát, tổng hợp danh mục các quy hoạch đã được phê duyệt, còn hiệu lực, đã được lập, thẩm định mà chưa được phê duyệt để gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo cho Chính phủ theo năm tài chính.
Xây dựng quy hoạch thời kỳ phát triển 2021 – 2030
Đây là nhiệm vụ được chính phủ giao cho các Bộ, các cơ quan ngang Bộ để tổ chức tập trung nguồn lực lập quy hoạch ngành quốc gia trong giai đoạn 2021 – 2030; phối hợp với cơ quan lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch sử dụng quỹ đất, quỹ ngân sách, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh theo quy định của luật quy hoạch đã ban hành.
Luật quy hoạch được áp dụng khi nào?
Nhìn chung, luật quy hoạch được áp dụng mọi lúc, mọi nơi, nhất là trong các phiên họp để xác định tầm nhìn quy hoạch trong các giai đoạn, các nhiệm kỳ, cụ thể áp dụng trong các trường hợp sau:
- Áp dụng khi cần sự liên kết và tương tác giữa các Bộ, ban, ngành khi cùng nhau lập các quy hoạch, hình thành sức mạnh trong việc phân bổ nguồn lực và thực hiện, tạo ra sự thống nhất trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
- Khi cần lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá, điều chỉnh quy hoạch cho quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, thành phố.
- Khi các cơ quan nhà nước thực hiện không đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy hoạch đã được quy định trong luật quy hoạch, lúc này luật được dùng để giúp các Bộ, ban, ngành nhìn nhận sự việc và có những quy định chính xác hơn.
- Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần lập quy hoạch cho tỉnh, thành phố của mình theo định hướng phát triển riêng của từng tỉnh, thành phố; lập quy hoạch chi tiết để cụ thể hóa quy hoạch chung trong bản đồ quy hoạch của toàn tỉnh, thành phố.
- Các quy hoạch không được lập đúng quy tắc, không thực hiện theo thẩm quyền, quy trình được đưa ra dẫn đến chồng chéo lẫn nhau, quy hoạch tỉnh lại thực hiện trước quy hoạch vùng và quốc gia. Lúc này cần áp dụng luật quy hoạch để xử lý kịp thời.
Kết luận
Quy hoạch là một phần không thể thiếu trong việc phân bố nguồn lực, tài nguyên một cách hợp lý nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của một quốc gia. Cần thực hiện luật quy hoạch một cách có hiệu quả để chất lượng quy hoạch ngày càng được nâng cao, thống nhất, công khai, minh bạch.